Soạn giản lược bài tràng giang

  • 1 Đánh giá

Soạn văn 11 bài tràng giang giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn

Nội dung bài soạn

Câu 1:

"Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài" được hiểu:

  • Hai chữ "bâng khuâng" thể hiện được nỗi niềm của nhà thơ là cảm giác buồn sầu trước dòng sông rộng lớn.
  • "Trời rộng" được nhân hóa nhớ sông dài hay chính là ẩn dụ cho nỗi nhớ của nhà thơ.

=> Nỗi bâng khuâng, xao xuyến của tác giả trước sự mênh mông của con sông, đồng thời cảm nhận được nỗi nhớ da diết của tác giả.

Mối lên hệ với bức tranh thiên nhiên và tâm trạng nhà thơ trong bài: câu thơ định hướng cảm xúc chủ đạo của bài thơ nỗi buồn sầu lan tỏa, nhẹ nhàng mà sâu lắng trước cảnh trời rộng sông dài ( tràng giang), đồng thời tạo nên vẻ đẹp hài hòa, vừa cổ điển (của sông nước mây trời) vừa hiện đại ( của nỗi buồn nhớ bâng khuâng) của chàng thanh niên thời thơ mới.

Câu 2:

  • Âm điệu chung của bài thơ: buồn, bâng khuâng, man mác da diết, sầu lặng.
  • Nhịp thơ ¾ tạo âm điệu đều đều, trầm buồn như sóng biển trên sông

Câu 3:

Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ đậm màu sắc cổ điển mà vẫn gần gũi, thân thuộc vì cành củi khô, tiếng làng xa vãn chợ chiều. Hình ảnh, âm thanh giản dị, gần gũi, thanh đạm của cuộc sống, con người Việt Nam.

Câu 4:

Tình yêu thiên nhiên ở đây có thấm đượm lòng yêu nước thầm kín . Bởi Thực tế, ở phương diện nào đó Tràng giang là bài thơ thể hiện tình yêu đất nước, non sông. Nỗi buồn trước cảnh mất nước được hòa quyện trong cảnh vật của tự nhiên. Thông qua việc miêu tả cảnh vật, ông gián tiếp thể hiện tấm lòng yêu nước và nỗi buồn của mình

Câu 5:

Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ:

  • Kết hợp hài hòa những thi liệu mang nét cổ điển của văn học cổ điện với văn học hiện đại.
  • Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm.
  • Cách ngắt nhịp 2/2/3 tạo nên những âm điệu buồn, man mác thể hiện rõ nét tâm trạng bâng khuâng của nhà thơ.
  • Thể thơ thất ngôn: tạo nên không khí trầm mặc, cổ kính của thơ đường.

Phần luyện tập

Câu 1:

  • Cảm nhận không gian:
    • Mang cảm hứng vũ trụ (qua câu đề từ) mang cảm giác bao la, rộng lớn.
    • Không gian ba chiều xuất hiện trong thơ (khổ 2)
    • Không gian buồn, hiu hắt, con sông không bóng người (Khổ 3)
    • Không gian vừa hùng vĩ, vừa cô đơn (khổ cuối)
  • Cảm nhận thời gian: Thời gian ở đây là buổi chiều tà, cảm nhận thời gian vừa cụ thể, vừa gợi cảm lại thể hiện đúng tâm trạng buồn hiu hắt tác giả.

Câu 2:

câu thơ cuối "Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà" lại làm cho người đọc liên tưởng đến hai câu thơ trong bài "Lầu Hoàng Hạc" của Thôi Hiệu bởi rõ ràng Huy Cận có mượn ý thơ của Thôi Hiệu, tuy nhiên trong thơ Thôi Hiệu phải có khói và sóng là những hình ảnh thiên nhiên thì mới gợi lên nỗi nhớ nhà. Trong khi đó, trong thơ Xuân Diệu những hình ảnh thiên nhiên đó luôn thường trực và tự nhiên bộc phát cho nên nỗi nhớ của Huy Cận da diết và sâu lắng hơn.


Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Tràng giang (P2) Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Tràng giang (P1)
  • 1 lượt xem