Sinh học 11: Đề kiểm tra học kỳ 2 dạng trắc nghiệm (Đề 8)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Đề kiểm tra Sinh học 11 học kì 2 dạng trắc nghiệm (Đề 8). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Chất nào sau đây không phải là chất kích thích sinh trưởng?

  • A. GA.
  • B. AAB.
  • C. AIB.
  • D. Kinetin.

Câu 2: Loài nhện có bản năng chăng tơ. Nhện thực hiện rất nhiều động tác nối tiếp nhau để kết nối các sợi tơ thành một tấm lưới. Hiện tượng đó thuộc tập tính nào sau đây?

  • A. Bẩm sinh.
  • B. Học được.
  • C. Quen nhờn.
  • D. In vết.

Câu 3: Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật chịu sự tác động của nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài. Nhân tố nào sau đây là nhân tố bên trong?

  • A. Dinh dưỡng.
  • B. Nhiệt độ.
  • C. Ánh sáng.
  • D. Hoocmon.

Câu 4: Khi nói về hình thức sinh sản sinh dưỡng ở các loài thực vật trong tự nhiên, phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Ở rau má, cơ thể con được hình thành từ thân bò.
  • B. Ở cỏ gấu, cơ thể con được hình thành từ thân rễ.
  • C. Ở khoai tây, cơ thể con được hình thành từ rễ củ.
  • D. Ở cây thuốc bỏng, cơ thể con được hình thành từ lá.

Câu 5: Thủy tức sinh sản vô tính theo hình thức nào dưới đây?

  • A. Phân đôi.
  • B. Nảy chồi.
  • C. Phân mảnh.
  • D. Tái sinh.

Câu 6: Quá trình thụ tinh ở thực vật có hoa diễn ra ở bộ phận nào sau đây?

  • A. Bao phấn.
  • B. Đầu nhụy.
  • C. Ống phấn.
  • D. Túi phôi.

Câu 7: Ở người, phản xạ co ngón tay khi bị kim châm thuộc loại phản xạ nào sau đây?

  • A. Không điều kiện.
  • B. Có điều kiện.
  • C. Phản xạ phức tạp.
  • D. Phản xạ không điều kiện hoặc phản xạ phối hợp có điều kiện.

Câu 8: Khi xung thần kinh lan truyền đến chùy xinap thì sẽ làm mở kênh nào sau đây ở chùy xinap?

  • A. Kênh K+.
  • B. Kênh Na+.
  • C. Kênh Ca2+.
  • D. Kênh H+.

Câu 9: Quá trình sinh trưởng và phát triển của ếch (từ trứng đến ếch trưởng thành) trải qua bao nhiêu giai đoạn?

  • A. 2 giai đoạn.
  • B. 3 giai đoạn.
  • C. 4 giai đoạn.
  • D. 5 gia đoạn.

Câu 10: Khi nói về sinh trưởng thứ cấp phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Sinh trưởng thứ cấp là sự gia tăng chiều dài của cơ thể thực vật.
  • B. Sinh trưởng thứ cấp do hoạt động của mô phân sinh bên.
  • C. Sinh trưởng thứ cấp có ở tất cả các loài thực vật hạt kín.
  • D. Sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở thực vật một lá mầm.

Câu 11: Động vật đơn bào thường phản ứng lại các kích thích của môi trường bằng hình thức nào sau đây?

(1) Co rút chất nguyên sinh.

(2) Phản ứng định khu.

(3) Phản xạ.

(4) Chuyển động cả cơ thể.

  • A. 1, 3, 4.
  • B. 1, 2, 4.
  • C. 3.
  • D. 1, 4.

Câu 12: Trong các phương pháp sau, phương pháp nhân giống có hiệu quả nhất là:

  • A. Gieo từ hạt.
  • B. Chiết cành.
  • C. Nuôi cấy mô.
  • D. Giâm cành.

Câu 13: Ở cơ thể đực, hoocmon FSH có tác dụng nào sau đây?

  • A. Kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng.
  • B. Kích thích tế bào kẽ sản xuất testosteron.
  • C. Ức chế sản xuất hoocmon testosteron.
  • D. Kích thich tuyến yên tiết RH.

Câu 14: Tác dụng của hoocmon sinh trưởng GH là:

  • A. Tăng cường tất cả các quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
  • B. Tăng cường khả năng hấp thụ các chất prôtêin, lipit, gluxit.
  • C. Tăng cường quá trình tổng hợp prôtêin.
  • D. Tăng cường quá trình chuyển hóa canxi vào xương.

Câu 15: Vào mùa đông, người ta thường thắp đèn cho các ruộng thanh long vào buổi tối nhằm mục đích:

  • A. Bổ sung ánh sáng cho thanh long quang hợp để tăng năng suất.
  • B. Bổ sung nhiệt độ sưởi ấm cho cây thanh long.
  • C. Đuổi các sinh vật gây hại như sâu bọ, chuột.
  • D. Kích thích thanh long ra hoa làm tăng năng suất.

Câu 16: Tập tính bảo vệ lãnh thổ diễn ra

  • A. giữa những cá thể cùng loài.
  • B. giữa những cá thể khác loài.
  • C. giữa những cá thể cùng lứa trong loài.
  • D. giữa con với bố mẹ.

Câu 17: Trong các căn cứ sau đây, người ta có thể xác định được tuổi của cây nhiều năm dựa vào căn cứ nào?

  • A. Vòng năm.
  • B. Tầng sinh mạch.
  • C. Tầng sinh vỏ.
  • D. Các tia gỗ.

Câu 18: Khi nói về phản xạ, phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ và vòng phản xạ.
  • B. Phản xạ bao gồm tất cả các dạng cảm ứng khác nhau.
  • C. Động vật có hệ thần kinh càng tiến hóa thì số lượng phức tạp càng nhiều.
  • D. Có nhiều phản xạ khi động vật sinh ra là đã có.

Câu 19: Khi nói về biến thái của động vật, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Giữa các giai đoạn có sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật trong quá trình sinh trưởng và phát triển.
  • B. Giữa các giai đoạn có sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật trong giai đoạn hậu phôi.
  • C. Giữa các giai đoạn có sự thay đổi đột ngột về hình thái trong quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật.
  • D. Giữa các giai đoạn có sự thay đổi đột ngột về hình thái sinh lý trong quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật .

Câu 20: Điện thế màng và xung thần kinh thay đổi như thế nào khi ta giảm nồng độ K+ trong tế bào thần kinh?

  • A. Giá trị điện thế nghỉ và điện thế hoạt động tăng.
  • B. Giá trị điện thế nghỉ và điện thế hoạt động giảm.
  • C. Tần số xung thần kinh giảm.
  • D. Tần số xung thần kinh tăng.

Câu 21: Đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật, phân bào nguyên phân có nhiêu vai trò sau đây?

(1) Tăng số lượng tế bào; (2) Tăng kích thước và số lượng tế bào; (3) Thay thế tế bào già và chết; (4) Hàn gắn các vết thương; (5) Giúp cây lớn lên; (6) Là cơ sở của sinh sản vô tính.

  • A. 4.
  • B. 6.
  • C. 5.
  • D. 3.

Câu 22: Ở người già vẫn có hiện tượng hình thành thêm các nơron mới, vì:

  • A. Các tế bào thần kinh ở người già vẫn có khả năng phân chia bình thường nhưng với tốc độ chậm hơn người trẻ tuổi.
  • B. Ở một số người già có các nơron hình thành trước đó bị chết đi nên hình thành các nơron mới để thay thế.
  • C. Những người già này được chăm sóc với chế độ đặc biệt có đầy đủ dinh dưỡng và các lợi thuốc bổ não nên các tế bào thần kinh được hình thành mới nhằm duy trì khả năng tư duy ở những người này.
  • D. Một số tế bào gốc tồn tại ở vùng dự trữ tế bào gốc của phôi phân chia và biệt hóa thành tế bào thần kinh.

Câu 23: Khi nói về cây rêu chân tường, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Thể bào tử được hình thành ngay trên giao tử.
  • B. Chu trình sống của cây rêu chân tường có sự xen kẽ thế hệ, trong đó thể giao tử chiếm ưu thế.
  • C. Ở cây rêu chân tường có cả 2 hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
  • D. Rêu chân tường là dạng cây đơn tính.

Câu 24: Tập tính học tập là sự tạo lập một chuổi các phản xạ

  • A. có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron bền vững.
  • B. có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron nên có thể thay đổi.
  • C. có điều kiện và không điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron nên có thể thay đổi.
  • D. có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron và được di truyền.

Câu 25: Trong các nguyên nhân dưới đây, nguyên nhân nào làm cho động vật bậc thấp có số lượng phản xạ có điều kiện ít hơn phản xạ không điều kiện?

  • A. Môi trường sống của động vật bậc thấp rất ít thay đổi.
  • B. Động vật bậc thấp ít được con người luyện tập và hướng dẫn.
  • C. Động vật bậc thấp có số lượng tế bào thần kinh ít và phân tán.
  • D. Động vật bậc thấp ít chịu tác động của các kích thích đồng thời.

Câu 26: Tại sao tắm vào lúc ánh sáng yếu có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ?

  • A. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Na để hình thành xương.
  • B. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Ca để hình thành xương.
  • C. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá K để hình thành xương.
  • D. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò ô xy hoá để hình thành xương.

Câu 27: Ở lúa nước (2n = 24) để hình thành một hợp tử và một tế bào nội nhũ thì số NST mà môi trường phải cung cấp cho quá trình phân bào để tạo thành giao tử là

  • A. 78.
  • B. 156.
  • C. 168.
  • D. 108.

Câu 28: Ở động vật, hình thức sinh sản vô tính nào sau đây tiến hóa nhất?

  • A. Phân đôi.
  • B. Nảy chồi.
  • C. Phân mảnh.
  • D. Trinh sinh.

Câu 29: Từ một tế bào hoặc một mô thực vật có thể nuôi cấy để phát triển thành một cây hoàn chỉnh là nhờ vào đặc tính nào của tế bào thực vật?

  • A. Toàn năng.
  • B. Phân hóa.
  • C. Chuyên hóa cao.
  • D. Tự dưỡng.

Câu 30: Trong một chu kì kinh nguyệt kéo dài 28 ngày thì thể vàng được hình thành và phát triển ở giai đoạn nào của chu kỳ?

  • A. Ngày thứ nhất đến ngày thứ 7.
  • B. Ngày thứ 7 đến ngày thứ 14.
  • C. Ngày thứ 14 đến ngày thứ 21.
  • D. Ngày thứ 21 đến ngày thứ 28.

Câu 31: Khi nồng độ Prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu tăng cao có tác dụng:

  • A. Gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH.
  • B. Ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH và LH.
  • C. Kích thích tuyến yên và vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, ESH và LH.
  • D. Ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm hai bộ phận này không tiết GnRH, FSH và LH.

Câu 32: Tại sao tốc độ lan truyền của điện thế hoạt động qua xinap hóa học chậm hơn so với lan truyền trên sợi thần kinh?

  • A. Vì trên sợi thần kinh số lượng các kênh ion K+ và Na+ nhiều hơn ở chùy xinap.
  • B. Vì trên sợi thần kinh điện thế hoạt động được hình thành liên tục từ điểm này sang điểm khác kế bên; còn xinap bị ngắt quãng bởi khe xinap.
  • C. Vì sợi thần kinh có nhiều ty thể hơn tại chùy xinap nên được cung cấp nhiều năng lượng hơn.
  • D. Vì trên sợi thần kinh, xung được lan truyền theon nguyên tắc lan truyền điện; còn qua chùy xinap xung được lan truyền theo cơ chế điện - hóa - điện.

Câu 33: Hoocmon auxin không có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Được vận chuyển không cần năng lượng.
  • B. Được vận chuyển theo mạch dây.
  • C. Chủ yếu được sinh ra ở đỉnh thân và cành.
  • D. Có nhiều ở chồi, hạt đang nảy mầm.

Câu 34: Tirôxin được sản sinh ra ở:

  • A. Tuyến giáp.
  • B. Tuyến yên.
  • C. Tinh hoàn.
  • D. Buồng trứng

Câu 35: Động vật sẽ phớt lờ với kích thích khi chúng không gây nguy hiểm gì là hình thức học tập

  • A. điều kiện hóa.
  • B. in vết.
  • C. quen nhờn.
  • D. học ngầm.

Câu 36: Sinh sản vô tính là:

  • A. Tạo ra cây con giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
  • B. Tạo ra cây con giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
  • C. Tạo ra cây con giống bố mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
  • D. Tạo ra cây con mang những tính trạng giống và khác cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.

Câu 37: Vì sao phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh thường dễ bị bệnh loãng xương?

  • A. Ở giai đoạn này cơ thể bắt đầu lão hóa tất cả các cơ quan trong đó có xương.
  • B. Ở giai đoạn này cơ thể bắt đầu giảm cường độ hoạt dộng nên xương yếu dần.
  • C. Ở giai đoạn này lượng mỡ tích trữ trong cơ thể tăng cao nên khả năng hấp thụ Ca giảm.
  • D. Ở giai đoạn này lượng estrogen suy giảm.

Câu 38: Khi nói về vai trò của iot đối với cơ thể con người, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

(1) Thiếu iot sẽ gây ra bệnh bướu cổ.

(2) Thiếu iot thì khả năng chịu lạnh của cơ thể giảm.

(3) Thiếu iot thì làm số lượng nang tuyến giáp tăng lêm.

(4) Iot là chất hoạt hóa enzim tổng hợp hoocmon tiroxin.

(5) Thiếu iot làm trẻ có trí tuệ kém phát triển.

  • A. 5.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 2.

Câu 39: Phitocrôm đỏ xa (P370) ức chế sự ra hoa của cá loại cây nào sau đây?

  • A. Cây chịu hạn.
  • B. Cây ngày ngắn.
  • C. Cây dài hạn.
  • D. Cây trung tính.

Câu 40: Con người có nhiều tập tính học được mà động vật không có là do

  • A. con người có bộ não to chiếm tỉ lệ lớn so với khối lượng cơ thể.
  • B. hệ thần kinh phát triển đặc là vỏ não và thời gian sống dài.
  • C. có được sự chăm sóc, nuôi dạy với thời gian dài từ bố mẹ .
  • D. giai đoạn con non cần nhiều thời gian nên có nhiều tập tính học được.
Xem đáp án
  • 19 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021