Trắc nghiệm sinh học 11 phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật (P1)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 11 phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Điều không đúng với sự tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóaở người là
- A. ở ruột già có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
- B. ở dạ dày có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
- C. ở miệng có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
- D. ở ruột non có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
Câu 2: Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra như thế nào?
- A. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa ngoại bào.
- B. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào.
- C. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào.
- D. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào.
Câu 3: Chức năng không đúng với răng của thú ăn thịt là
- A. răng cửa gặm và lấy thức ăn ra khỏi xương
- B. răng cửa giữ thức ăn
- C. răng nanh cắn và giữ mồi
- D. răng trước hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành những mảnh nhỏ
Câu 4: Điểm khác nhau về bộ hàm và độ dài ruột ở thú ăn thịt so với thú ăn thực vật là răng nanh và răng hàm trước
- A. không sắc nhọn bằng ; ruột dài hơn
- B. sắc nhọn hơn ; ruột ngắn hơn
- C. không sắc nhọn bằng; ruột ngắn hơn
- D. sắc nhọn hơn; ruột dài hơn
Câu 5: Xét các loài sinh vật sau:
(1) tôm (2) cua (3) châu chấu
(4) trai (5) giun đất (6) ốc
Những loài nào hô hấp bằng mang ?
- A. (1), (2), (3) và (5)
- B. (4) và (5)
- C. (1), (2), (4) và (6)
- D. (3), (4), (5) và (6)
Câu 6: Cơ quan hô hấp của động vật trên cạn nào sau đây trao đổi khi hiệu quả nhất?
- A. phổi của bò sát
- B. phổi của chim
- C. phổi và da của ếch nhái
- D. da của giun đất
Câu 7: Dịch mật có vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa và hấp thụ chất nào sau đây?
- A. Protein
- B. Tinh bột chín
- C. Lipit
- D. Tinh bột sống
Câu 8: Khi cá thở vào, diễn biến nào dưới đây đúng?
- A. thể tích khoang miệng tăng lên, áp suất trong khoang miệng tăng, nước tràn qua miệng vào khoang miệng
- B. thể tích khoang miệng tăng lên, áp suất trong khoang miệng giảm, nước tràn qua miệng vào khoang miệng
- C. thể tích khoang miệng giảm, áp suất trong khoang miệng giảm, nước tràn qua miệng vào khoang miệng
- D. thể tích khoang miệng giảm, áp suất trong khoang miệng tăng, nước tràn qua miệng vào khoang miệng
Câu 9: Trong hệ tuần hoàn mở, máu chảy trong động mạch dưới áp lực
- A. Cao, Tốc độ máu chảy nhanh
- B. Thấp, tốc độ máu chảy chậm
- C. Thấp, tốc độ máu chảy nhanh
- D. Cao, tốc độ máu chạy chậm
Câu 10: Hệ tuần hoàn của đa số động vật thân mềm và chân khớp được gọi là hệ tuần hoàn hở vì
- A. giữa mạch đi từ tim ( động mạch) và các mạch đến tim ( tĩnh mạch) không có mạch nối
- B. tốc độ máu chảy chậm
- C. máu chảy trong động mạch gâydưới áp lực lớn
- D. còn tạo hỗn hợp máu - dịch mô
Câu 11: Hệ tuần hoàn kép chỉ có ở
- A. lưỡng cư và bò sát
- B. lưỡng cư, bò sát, chim và thú
- C. mực ống, bạch tuộc, giun đốt và chân đầu
- D. mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và cá
Câu 12: Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự:
- A. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → bó His → mạng Puôckin → các tâm nhĩ, tâm thất co
- B. Nút nhĩ thất → hai tâm nhĩ và nút xoang nhĩ → bó His → mạng Puôckin → các tâm nhĩ, tâm thất co
- C. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → mạng Puôckin → bó His → các tâm nhĩ, tâm thất co
- D. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ → nút nhĩ thất → bó His → mạng Puôckin → các tâm nhĩ, tâm thất co
Câu 13: Chức năng không đúng với răng của thú ăn cỏ là
- A. răng cửa giữa và giật cỏ
- B. răng nanh nghiền nát cỏ
- C. răng trước hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ
- D. răng nanh giữ và giật cỏ
Câu 14: Điều không đúng khi nói về đặc tính của huyết áp là:
- A. Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn
- B. Tim đập nhanh và mạch làm tăng huyết áp ; tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ
- C. Càng xa tim, huyết áp càng giảm
- D. Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phần tử máu với nhau khi vận chuyển
Câu 15: Bộ phận thực hiện trong cơ chế diu trì cân bằng nội môi là
- A. thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm
- B. trung ương thần kinh
- C. tuyến nội tiết
- D. các cơ quan thận, gan, phổi, tim, mạch máu,…
Câu 16: Thận có vai trò quan trọng trong cơ chế
- A. điều hòa huyết áp
- B. duy trì nồng độ glucozơ trong máu
- C. điều hòa áp suất thẩm thấu
- D. điều hòa huyết áp và áp suất thẩm thấu
Câu 17: Một cây và một cây $C_{4}$ được đặt trong cùng một chuông thủy tinh kín được chiếu sáng. Nồng độ $CO_{2}$ sẽ
- A. không thay đổi
- B. giảm đến điểm bù của cây
- C. giảm đến điểm bù của cây
- D. tăng
Câu 18: Xét các loài sinh vật sau:
(1) tôm (2) cua (3) châu chấu
(4) trai (5) giun đất (6) ốc
Những loài nào hô hấp bằng mang ?
- A. (1), (2), (3) và (5)
- B. (4) và (5)
- C. (1), (2), (4) và (6)
- D. (3), (4), (5) và (6)
Câu 19: Trong thí nghiệm mổ lộ tim ếch, người ta nhỏ dung dịch Adrenalin 1/100000 và dung dịch acetylcholin nhằm mục đích:
- A. Duy trì hoạt động của tim ếch
- B. Làm thay đổi nhịp tim và sức co tim
- C. Tim hoạt động đều đặn hơn
- D. Làm tăng tính ma sát của bề mặt tim với kẹp tim để dễ dàng đo điện tim đồ
Câu 20: Ở một người bình thường không bị bệnh về tim, hàm lượng oxi trong máu động mạch chủ là 19ml/ 100ml máu và trong tĩnh mạch chủ là 14ml/ 100ml máu. Trong 1 phút, người này tiêu thụ 250 ml oxi nếu nhịp tim 80 lần /phút thì năng suất tim ( thể tích máu tống đi trong 1 lần co tim) của người này là bao nhiêu?
- A. 16,4 ml
- B. 75 ml
- C. 62,5 ml
- D. 22,3 ml
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 34: Sinh trưởng ở thực vật
- Trắc nghiệm sinh học 11 phần A: Sinh sản ở thực vật
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 35: Hoocmon thực vật
- Trắc nghiệm sinh học 11 phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 27: Cảm ứng ở động vật ( tiếp)
- Sinh học 11: Đề kiểm tra học kỳ 2 dạng trắc nghiệm (Đề 7)
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp)
- Trắc nghiệm sinh học 11 phần A: Cảm ứng ở thực vật
- Trắc nghiệm sinh học 11 phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 11 phần B: Cảm ứng ở động vật (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 31: Tập tính ở động vật
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 17: Hô hấp ở động vật (P1)