Trắc nghiệm sinh học 11 phần A: Chuyển hóa năng lượng và vật chất ở thực vật (P2)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 11 phần A: Chuyển hóa năng lượng và vật chất ở thực vật (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua thành phần cấu tạo nào của rễ?

  • A. Đỉnh sinh trưởng
  • B. Miền lông hút
  • C. Miền sinh trưởng
  • D. Rễ chính

Câu 2: Nước đi vào mạch gỗ theo con đường gian bào đến nội bì thì chuyển sang con đường tế bào chất vì:

  • A. Tế bào nội bì có đai caspari thấm nước nên nước vận chuyển qua được
  • B. TẾ bào nội bì không thấm nước nên không vận chuyển qua được
  • C. Nội bì có đai caspari không thấm nước nên nước không thấm qua được
  • D. Áp suất thẩm thấu của tế bào nội bì thấp nên nước phải di chuyển sang con đường khác

Câu 3: Trong các phát biểu sau:

(1) Lách vào kẽ đất hút nước và ion khoáng cho cây.

(2) Bám vào kẽ đất làm cho cây đứng vững chắc.

(3) Lách vào kẽ đất hở giúp cho rễ lấy được oxi để hô hấp.

(4) Tế bào kéo dài, lách vào các kẽ đất làm cho bộ rễ lan rộng.

Có bao nhiêu phát biểu đúng về vai trò của lông hút?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 4: Trong điều kiện nào sau đây, quá trình thoát hơi nước của cây sẽ ngừng?

  • A. Đưa cây từ trong tối ra ngoài ánh sáng
  • B. Tưới nước cho cây
  • C. Bón phâm đạm với nồng độ thích hợp cho cây
  • D. Đưa cây từ ngoài sáng vào tối

Câu 5: Ở các lá già, nước chủ yếu được thoát ra qua các khí khổng là vì:

  • A. lá già có khí khổng lớn
  • B. tế bào biểu bì của lá già được thấm cutin rất dày
  • C. số lượng khí khổng nhiều
  • D. tế bào khí khổng của lá già được thấm cutin rất dày

Câu 6: Hiện tượng thiếu nguyên tố khoáng thường biểu hiện rõ nhất ở cơ quan nào sau đây của cây?

  • A. Sự thay đổi kích thước của cây
  • B. Sự thay đổi số lượng lá trên cây
  • C. Sự thay đổi số lượng quả trên cây
  • D. Sự thay đổi màu sắc của lá cây

Câu 7: Thiếu Fe thì cây bị vàng lá. Nguyên nhân chính là do Fe là thành phần cấu trúc của :

  • A. Diệp lục
  • B. Enzim xúc tác tổng hợp diệp lục
  • C. Lục lạp
  • D. Enzim xúc tác cho quang hợp

Câu 8: Vai trò của nitơ trong cơ thể thực vật:

  • A. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.
  • B. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hóa enzim, mở khí khổng.
  • C. Là thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hóa enzim.
  • D. Tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, enzim, coenzim, axit nucleic, diệp lục, ATP…

Câu 9: Quá trình khử nitrat diễn ra theo sơ đồ:

  • A. .
  • B. .
  • C. .
  • D. .

Câu 10: Sự biểu hiện triệu chứng thiếu nitơ của cây là

  • A. lá nhỏ, có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
  • B. sinh trưởng của các cơ quan bị giảm, xuất hiện màu vàng nhạt lá.
  • C. lá non có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
  • D. lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.

Câu 11: Cấu tạo ngoài nào của lá thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng?

  • A. Có cuống lá
  • B. Có diện tích bề mặt lớn
  • C. Phiến lá mỏng
  • D. Các khí khổng tập trung ở mặt dưới

Câu 12: Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân là căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của

  • A. quả non.
  • B. thân cây.
  • C. hoa.
  • D. lá cây.

Câu 13: Quá trình nào sau đây được coi là một các khử độc cho tế bào?

  • A. Khử nitrat
  • B. Hình thành nitrit
  • C. Tạo amit
  • D. Tạo

Câu 14: Diệp lục có màu lục vì:

  • A. sắc tố này hấp thụ các tia sáng màu lục
  • B. sắc tố này không hấp thụ các tia sáng màu lục
  • C. sắc tố này hấp thụ các tia sáng màu xanh tím
  • D. sắc tố này không hấp thụ các tia sáng màu xanh tím

Câu 15: Trong lục lạp, pha tối diễn ra ở

  • A. màng ngoài.
  • B. màng trong.
  • C. chất nền (strôma).
  • D. tilacôit.

Câu 16: Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình Canvin là

  • A. RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP).
  • B. AlPG (alđêhit photphoglixêric).
  • C. AM (axit malic).
  • D. APG (axit photphoglixêric).

Câu 17: Nhiệt độ tối ưu nhất cho quá trình quang hơp là:

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

Câu 18: Năng suất sinh họclà tổng lượng chất khô tích lũy được

  • A. mỗi giờ trên 1 ha trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
  • B. mỗi tháng trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
  • C. mỗi phút trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
  • D. mỗi ngày trên 1 hecta gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
Xem đáp án
  • 4 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021