Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 26
Trắc nghiệm Sinh 11 bài 26
Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 26 gồm các câu hỏi có kèm theo đáp án giúp học sinh dễ dàng ôn luyện bài học cũng như kiến thức môn Sinh 11.
Câu hỏi và bài tập Trắc nghiệm sinh học 11 bài 26: Cảm ứng ở động vật gồm các câu hỏi bám sát kiến thức trọng tâm của bài học kết hợp kiến thức mở rộng, nâng cao. Học sinh có thể luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi, đánh giá kết quả, năng lực của bản thân thông qua số lượng đáp án đúng đã được chọn. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình.
Câu 1: Hệ thần kinh dạng lưới được tạo thành bởi các tế bào thần kinh
- A. rải rác dọc theo khoang cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh
- B. phân bố đều trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh
- C. rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh
- D. phân bố tập trung ở một số vùng trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh
Câu 2: Ở động vật đa bào:
- A. chỉ có hệ thần kinh dạng lưới
- B. chỉ có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
- C. chỉ có hệ thần kinh dạng ống
- D. hoặc A, hoặc B, hoặc C
Câu 3: Cảm ứng của động vật là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích
- A. của một số tác nhân môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển
- B. của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển
- C. định hướng của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển
- D. của môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển
Câu 4: Căn cứ vào chức năng, hệ thần kinh dạng ống được phân chia thành các bộ phận:
- A. Thần kinh trung ương gồm bộ não, tủy sống và thần kinh ngoại biên gồm dây thần kinh, hạch thần kinh
- B. Thần kinh vận động điều khiển các hoạt động theo ý muốn và thần kinh sinh dưỡng điều khiển các hoạt động không theo ý muốn
- C. Thần kinh sinh dưỡng điều khiển các hoạt động hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết và thần kinh vận động điều khiển các hoạt động vận động
- D. Thần kinh trung ương bao gồm não bộ, tủy sống được chia thành 2 phần thần gồm kinh sinh dưỡng, thần kinh vận động; thần kinh ngoại biên gồm dây thần kinh, hạch thần kinh
Câu 5: Cung phản xạ diễn ra theo trật tự:
- A. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận phản hồi thông tin
- B. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện phản ứng → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận phản hồi thông tin
- C. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận thực hiện phản ứng
- D. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận trả lời kích thích → bộ phận thực hiện phản ứng
Câu 6: Khi bị kích thích, thủy tức phản ứng bằng cách:
- A. trả lời kích thích cục bộ
- B. co toàn bộ cơ thể
C. co rút chất nguyên sinh
- D. chuyển động cả cơ thể
Câu 7: Trong các động vật sau:
(1) giun dẹp (2) thủy tức (3) đỉa
(4) trùng roi (5) giun tròn (6) gián (7) tôm
Bao nhiêu loài có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?
- A. 1
- B. 3
- C. 4
- D. 5
Câu 8: Trong các đặc điểm sau, những đặc điểm nào có ở cảm ứng của động vật ?
- phản ứng chậm
- phản ứng khó nhận thấy
- phản ứng nhanh
- hình thức phản ứng kém đa dạng
- hình thức phản ứng đa dạng
- hản ứng dễ nhận thấy
Phương án trả lời đúng là :
- A. (1), (4) và (5)
- B. (3), (4) và (5)
- C. (2), (4) và (5)
- D. (3), (5) và (6)
Câu 9: Trong các phát biểu sau:
- phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh
- phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ
- phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng
- phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng
Các phát biểu đúng về phản xạ là:
- A. (1), (2) và (4)
- B. (1), (2), (3) và (4)
- C. (2), (3) và (4)
- D. 1), (2) và (3)
Câu 10: Trong các hệ thần kinh của động vật, thì hệ thần kinh lưới có mức độ tiến hóa thấp nhất. Điều này được phản ánh qua bao nhiêu đặc điểm dưới đây?
- Khắp bề mặt cơ thể cùng nhận kích thích
- Tế bào thần kinh nằm giải rác khắp cơ thể
- Toàn bộ cơ thể cùng trả lời kích thích
- Phản ứng trả lời thiếu chính xác
- A. 4
- B. 3
- C. 2
- D. 1
Câu 11: Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ khi bị kích thích vì
- A. số lượng tế bào thần kinh tăng lên
- B. mỗi hạch là một trung tâm điều khiển một vùng xác định của cơ thể
- C. các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau
- D. các hạch thần kinh liên hệ với nhau
Câu 12: Nhóm thực vật nào sau đây có thể trả lời cục bộ ở vùng bị kích thích?
- A. Trùng biến hình, giáp xác
- B. Trùng đế giày, sứa
- C. San hô, mực ống
- D. Giun đất, giáp xác
Câu 13: Động vật có hệt hần kinh dạng lưới khi bị kích thích thì
- A. duỗi thẳng cơ thể
- B. co toàn bộ cơ thể
- C. di chuyển đi chỗ khác
- D. co ở phần cơ thể bị kích thích
Câu 14: Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được hình thành bởi các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch
- A. nằm dọc theo chiều dài cơ thể
- B. nằm dọc theo lưng và bụng
- C. nằng dọc theo lưng
- D. phân bố ở một số phần cơ thể
Câu 15: Ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới, phản xạ diễn ra theo trật tự:
- A. các tế bào cảm giác tiếp nhận kích thích → chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → các cơ và nội quan thực hiện phản ứng
- B. các giác quan tiếp nhận kích thích → chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → các nội quan thực hiện phản ứng
- C. các tế bào cảm giác tiếp nhận kích thích → chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → các tế bào biểu mô cơ
- D. chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → các giác quan tiếp nhận kích thích → các cơ và nội quan thực hiện phản ứng
Câu 16: Vì sao khi tiến hành mổ lộ tim ếch, người ta phải tiến hành hủy tủy sống, sau đó mới mổ ếch?
- A. Người ta hủy tủy sống là giảm tính cảm ứng của ếch giúp nhịp tim ít có sự thay đổi
- B. Vì tủy sống điền khiển tốc độ máu chảy trong mạch nên hủy tủy sống làm cho máu chảy chậm, vết mổ ít bị bẩn nên dễ thao tác
- C. Vì tủy sống điều khiển các hoạt động vận động của cơ thể nên khi hủy tủy sống ếch sẽ nằm im, dễ thao tác, dễ quan sát hơn
- D. Vì tủy sống giúp cho ếch bớt đi cảm giác đau đớn khi bị mổ nên ít giãy dụa hơn giú dễ thao tác và quan sát hơn
Câu 17: Trong các nội dung sau:
- cơ rút chất nguyên sinh
- chuyển động cả cơ thể
- tiêu tốn năng lượng
- hình thành cung phản xạ
Những nội dung đúng với cảm ứng ở động vật đơn bào là:
- A. (1), (2) và (4)
- B. (1), (2) và (3)
- C. (2), (3) và (4)
- D. (1), (3) và (4)
Câu 18: Khi nói về phản xạ, phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ và vòng phản xạ
- B. Phản xạ bao gồm tất cả các dạng cảm ứng khác nhau
- C. Động vật có hệ thần kinh càng tiến hóa thì số lượng phức tạp càng nhiều
- D. Có nhiều phản xạ khi động vật sinh ra là đã có
Câu 19: Điều không đúng với đặc điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch là
- A. số lượng tế bào thần kinh tăng so với thần kinh dạng lưới
- B. khả năng phối hợp giữa các tế bào thần kinh tăng lên
- C. phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng so với thần kinh dạng lưới
- D. phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới
Câu 20: So với cảm ứng ở thực vật thì cảm ứng ở động vật đa bào có những đặc điểm nào sau đây?
- diễn ra nhanh
- phản ứng dễ nhận thấy
- luôn có hệ thần kinh điều khiển
- hình thức cảm ứng đa dạng
- A. 1, 2, 3, 4
- B. 1, 2, 4
- C. 1, 3, 4
- D. 1, 2, 3
Câu 21: Phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới diễn ra theo trật tự :
- A. tế bào cảm giác → mạng lưới thần kinh → tế bào biểu mô cơ
- B. tế bào cảm giác → tế bào biểu mô cơ → mạng lưới thần kinh
- C. mạng lưới thần kinh → tế bào cảm giác → tế bào biểu mô cơ
- D. tế bào biểu mô cơ → mạng lưới thần kinh → tế bào cảm giác
Câu 22: Khi nói về tổ chức thần kinh ở các nhóm động vật, phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Nhện có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
- B. Mực có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
- C. Sứa có hệ thần kinh mạng lưới
- D. Cá có thệ thần kinh mạng lưới
Câu 23: Hệ thần kinh của côn trùng gồm hạch đầu,
- A. hạch ngực, hạch lưng
- B. hạch thân, hạch lưng
- C. hạch bụng, hạch lưng
- D. hạch ngực, hạch bụng
Câu 24: Cho các nội dung sau :
- các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau bằng các sợi thần kinh
- động vật đối xứng hai bên: giun dẹp, giun tròn, chân khớp
- phản ứng mang tích chất định khu, chính xác hơn
- phản ứng với kích thích bằng cách co toàn bộ cơ thể
- ngành Ruột khoang
- các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài cơ thể
- tiêu tốn nhiều năng lượng
- (8) tiết kiệm năng lượng hơn
Sắp xếp cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới với động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch bằng cách ghép các đặc điểm tương ứng với mỗi nhóm động vật
- A. hệ thần kinh dạng lưới: (1), (4), (6) và (7) ; hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: (2), (3), (5) và (8)
- B. hệ thần kinh dạng lưới: (1), (4), (5) và (8) ; hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: (2), (3), (6) và (7)
- C. hệ thần kinh dạng lưới: (1), (4), (5) và (7) ; hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: (2), (3), (6) và (8)
- D. hệ thần kinh dạng lưới: (4), (5), (6) và (7) ; hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: (1), (2), (3) và (8)
Câu 25: Ở côn trùng, hạch thần kinh có kích thước lớn hơn hẳn so với các hạch thần kinh khác là hạch thần kinh
- A. đầu
- B. lưng
- C. bụng
- D. ngực
=> Kiến thức Giải Bài 26 sinh 11: Cảm ứng ở động vật
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 11 phần A: Chuyển hóa năng lượng và vật chất ở thực vật (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 16: Tiêu hóa ở động vật (Tiếp theo)
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 28: Điện thế nghỉ
- Trắc nghiệm sinh học 11 phần B: Cảm ứng ở động vật (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 23: Hướng động
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 5: Dinh dưỡng Nitơ ở thực vật
- Trắc nghiệm sinh học 11 phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật (P3)
- Sinh học 11: Đề kiểm tra học kỳ 2 dạng trắc nghiệm (Đề 2)
- Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 37 Trắc nghiệm Sinh trưởng và phát triển ở động vật
- Sinh học 11: Đề kiểm tra học kỳ 2 dạng trắc nghiệm (Đề 9)
- Trắc nghiệm sinh học 11 học kì I (P3)