Sinh học 11: Đề kiểm tra học kỳ 2 dạng trắc nghiệm (Đề 10)

  • 2 Đánh giá

Bài có đáp án. Đề kiểm tra Sinh học 11 học kì 2 dạng trắc nghiệm (Đề 10). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trong các loại hệ thần kinh ở động vật thì hệ thần kinh lưới có mức độ tiến hóa thấp nhất. Điều này được phản ánh qua bao nhiêu đặc điểm dưới đây?

(1) Khắp bề mặt cơ thể cùng nhận kích thích.

(2) Tế bào thần kinh nằm rải rác khắp cơ thể.

(3) Toàn bộ cơ thể cùng trả lời kích thích.

(4) Phản ứng trả lời thiếu chính xác.

  • A. 4.
  • B. 3.
  • C. 2.
  • D. 1.

Câu 2: Quá trình nào sau đây là sinh trưởng của thực vật?

  • A. Cơ thể thực vật ra hoa.
  • B. Cơ thể thực vật tạo ra hạt.
  • C. Cơ thể thực vật tăng kích thước, khối lượng.
  • D. Cơ thể thực vật rụng lá, ra hoa.

Câu 3: Ở trẻ em, nếu trong cơ thể dư thừa loại hoocmon nào sau đây thì sẽ gây bệnh khổng lồ?

  • A. Hoocmon sinh trưởng (GH).
  • B. Hoocmon insulin.
  • C. Hoocmon glucagon.
  • D. Hoocmon trioxin.

Câu 4: Thụ tinh ở thực vật có hoa là:

  • A. sự kết hợp hai bộ NST đơn bội của hai giao tử đực và cái (trứng).
  • B. sự kết hợp nhân của hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử.
  • C. sự kết hợp hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử.
  • D. sự kết hợp của hai tinh tử với trứng trong túi phôi.

Câu 5: Nhóm động vật nào sau đây có hình thức sinh sản vô tính?

  • A. Ong, thủy tức, trùng đế giày.
  • B. Cá, thú, chim.
  • C. Ếch nhái, bò sát, côn trùng.
  • D. Giun đất, côn trùng.

Câu 6: Giả sử lần đầu tiên bất ngờ thấy ánh chớp lóe sáng, động vật chạy tìm nơi trú ẩn. Sau nhiều lần không thấy nguy hiểm gì, động vật không còn hoảng hốt tìm nơi trú ẩn nữa. Đây là kết quả của hình thức học tập nào?

  • A. Quen nhờn.
  • B. In vết .
  • C. Điều kiện hóa.
  • D. Học khôn.

Câu 7: Trong quá trình truyền tin qua xinap, chất trung gian hóa học có vai trò nào sau đây?

  • A. Làm thay đổi tính thấm ở màng trước xinap.
  • B. Làm thay đổi tính thấm ở màng sau xinap.
  • C. Làm ngăn cản xung thần kinh lan truyền đi tiếp.
  • D. Giúp xung thần kinh lan truyền từ màng sau ra màng trước xinap.

Câu 8: Hoocmon nào sau đây là nhóm hoocmon chủ yếu ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của côn trùng?

  • A. Tiroxin và glucagon.
  • B. Juvenin và trioxin.
  • C. Eđixơn và juvenin.
  • D. Eđixơn và glucagon.

Câu 9: Chất nào sau đây là săc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì ở thực vật?

  • A. Diệp lục b.
  • B. Carôtenoit.
  • C. Phitocrom.
  • D. Diệp lục a.

Câu 10: Hệ thần kinh của côn trùng có các loại hạch nào dưới đây?

  • A. Hạch đầu, hạch bụng, hạch lưng.
  • B. Hạch não, hạch bụng, hạch lưng.
  • C. Hạch não, hạch bụng, hạch thân.
  • D. Hạch não, hạch bụng, hạch ngực.

Câu 11: Nhóm thực vật nào sau đây có thụ tinh kép?

  • A. Thực vật hạt kín.
  • B. Dương xỉ.
  • C. Rêu.
  • D. Thực vật hạt trần.

Câu 12: Học có chủ định, có chú ý và chỉ có ở động vật có hệ thần kinh phát triển như bộ Linh trưởng là hình thức học tập

  • A. quen nhờn.
  • B. in vết.
  • C. điều kiện hóa.
  • D. học khôn.

Câu 13: Khi nói về sự sinh trưởng của động vật, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Sự phân hóa về chức năng của các bộ phận, cơ quan trong cơ thể động vật.
  • B. Quá trình phát triển cơ thể, từ giai đoạn trứng đến nở ra con.
  • C. Sự lớn lên về kích thước, khối lượng của cơ thể nhờ sự phân bào và tích lũy chất dinh dưỡng.
  • D. Giai đoạn cơ thể bắt đầu tạo tinh trùng và trứng có thể tham gia vào sinhh sản.

Câu 14: Đề xác định phụ nữ mang thai hay không, người ta dùng que thử thai để xác định sựu có mặt của loại hoocmon nào sau đây?

  • A. Hoocmon LH.
  • B. Hoocmon progesteron.
  • C. Hoocmon HCG.
  • D. Hoocmon estrogen.

Câu 15: Người ta làm thí nghiệm đem ngắt quãng độ dài thời gian che tối liên tục vào ban đêm của một cây bằng một loại ánh sáng, cây đó sẽ không ra hoa. Loại ánh sáng được sử dụng trong thí nghiệm này là loại ánh sáng nào sau đây?

  • A. Ánh sáng đỏ.
  • B. Ánh sáng đỏ xa.
  • C. Ánh áng trắng.
  • D. Ánh sáng đỏ hoặc ánh sáng trắng.

Câu 16: Khi nói về ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô thực vật, phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Nhân nhanh số lượng lớn cây giống.
  • B. Phục chế được các giống cây quý.
  • C. Duy trì các tính trạng tốt của cây mẹ.
  • D. Tạo ra các giống cây mới có năng suất cao hơn cây mẹ.

Câu 17: Khi nói về hình thức sinh sản trinh sinh, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Không cần sự tham gia của giao tử đực.

(2) Xảy ra ở động vật bậc thấp.

(3) Chỉ sinh ra những cá thể mang giới tính đực.

(4) Không có quá trình giảm phân.

  • A. 4.
  • B. 3.
  • C. 2.
  • D. 1.

Câu 18: Khi nói về hạt của cây hạt kín, phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Hạt do noãn đã được thụ tinh phát triển thành.
  • B. Hợp tử trong hạt phát triển thành phôi.
  • C. Tế bào tam bội trong hạt phát triển thành nội nhũ.
  • D. Trong hạt của thực vật có hoa luôn có nội nhũ cung cấp dinh dưỡng nuôi phôi.

Câu 19: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của kiểu sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn?

  • A. Ấu tùng rất khác với con trưởng thành.
  • B. Ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác để trở thành con trưởng thành.
  • C. Con non phải trải qua nhiều lần lột xác, qua nhiều dạng trung gian để trở thành con trưởng thành.
  • D. Con non giống với con trưởng thành về hình thái, cấu tạo; hoàn thiện dần về sinh lí để trở thành con trưởng thành.

Câu 20: Người ta xác định tuổi của cây cà chua theo số lá. Theo lý thuyết, khi đến lá thứ mấy thì cây sẽ bắt đầu ra hoa?

  • A. Lá thứ 14.
  • B. Lá thứ 15.
  • C. Lá thứ 12.
  • D. Lá thứ 13.

Câu 21: Khi nói về điện thế hoạt động, phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Điện thế hoạt động là sự biến đổi của điện thế nghỉ khi bị kích thích.
  • B. Trong quá trình hình thành điện thế hoạt động, kênh Na+ mở giúp Na+ ồ ạt khuếch tán ra ngoài làm mất phân cực rồi đảo cực.
  • C. Khi điện thế màng ở trạng thái đảo cực thì kênh Na+, K+ mở ra.
  • D. Trong quá trình hình thành điện thế hoạt động, điện thế màng chuyển từ trạng thái phân cực sang mất phân cực, đảo cực rồi sang tái phân cực.

Câu 22: Để điều khiển tốc độ sinh sản của động vật, biện pháp nào sau đây không được sử dụng?

  • A. Tiêm hoocmon.
  • B. Gây đột biến.
  • C. Nuôi cấy phôi.
  • D. Thụ tinh nhân tạo.

Câu 23: Ví dụ về phản xạ có điều kiện ở động vật có hệ thần kinh dạng ống là:

  • A. thỏ rừng bị săn đuổi, khi thoáng thấy bóng người sẽ bỏ chạy.
  • B. tay chạm vật nóng có phản ứng co ngón tay lại.
  • C. khi trời lạnh chim sẽ xù lông giữ ấm.
  • D. thời tiết nóng bức con người có hiện tượng đổ mồ hôi.

Câu 24: Khi nói về hoocmon thực vật, phát biểu nào sau đâu sai?

  • A. Được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây.
  • B. Nồng độ thấp nhưng gây ra biến đổi lớn.
  • C. Tính chuyên hóa rất cao.
  • D. Không có tính đặc hiệu đối với loài thực vật.

Câu 25: Các loại tập tính có ở động vật có mức độ tổ chức của hệ thần kinh khác nhau như thế nào?

  • A. Hầu hết các tập tính ở động vật có mức độ tổ chức của hệ thần kinh thấp là tập tính bẩm sinh. Động vật bậc cao có tập tính chủ yếu là tập tính hỗn hợp.
  • B. Hầu hết các tập tính ở động vật có mức độ tổ chức của hệ thần kinh thấp là tập tính hỗn hợp. Động vật bậc cao có nhiều tập tính học được.
  • C. Hầu hết các tập tính ở động vật có mức độ tổ chức của hệ thần kinh thấp là tập tính bẩm sinh. Động vật bậc cao có nhiều tập tính học được.
  • D. Hầu hết các tập tính ở động vật có mức độ tổ chức của hệ thần kinh thấp là tập tính học được. Động vật bậc cao có nhiều tập tính bẩm sinh.

Câu 26: Phát triển của cơ thể động vật bao gồm:

  • A. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
  • B. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng và phân hoá tế bào.
  • C. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
  • D. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là phân hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.

Câu 27: Giả sử một chất độc làm bất hoạt bơm Na+/ K+ thì điện thế màng sẽ thay đổi như thế nào?

  • A. ĐIện thế màng tăng.
  • B. Điện thế màng giảm.
  • C. Điện thế màng tăng rồi giảm.
  • D. Điện thế màng giảm và có thể mất hẳn.

Câu 28: Quá trình hình thành hạt phấn và hình thành túi phôi đều có chung đặc điểm nào sau đây?

  • A. Đều trải qua quá trình giảm phân và quá trình nguyên phân.
  • B. Đều có số lần nguyên phân bằng nhau.
  • C. Các tế bào sau giảm phân tiến hành nguyên phân với số lần khác nhau.
  • D. Đều luôn diễn ra ở cùng hoa.

Câu 29: Các biện pháp ngăn cản tinh trùng gặp trứng là:

  • A. Dùng bao cao su, thắt ống dẫn tinh, giao hợp vào giai đoạn không rụng trứng, uống viên tránh thai.
  • B. Dùng bao cao su, thắt ống dẫn trứng, xuất tinh ngoài, giao hợp vào giai đoạn không rụng trứng.
  • C. Dùng bao cao su, thắt ống dẫn tinh, xuất tinh ngoài, giao hợp vào gia đoạn không rụng trứng.
  • D. Dùng bao cao su, thắt ống dẫn tinh, đặt vòng tránh thai, giao hợp vào gia đoạn không rụng trứng.

Câu 30: Muốn tăng nhanh đàn gia súc người ta thường áp dụng những biện pháp nào sau đây?

(1) Tăng nhiều con đực.

(2) Tăng nhiều con cái.

(3) Bố trí con đực và con cái như nhau.

(4) Tách con non khỏi con mẹ sớm.

  • A. 1, 2, 3, 4.
  • B. 2, 3, 4.
  • C. 2, 4.
  • D. 1, 2, 3.

Câu 31: Khi di cư, động vật trên cạn định hướng bàng cách dựa vào yếu tố nào sau đây?

  • A. Dòng nước.
  • B. Vị trí mặt trời.
  • C. Thành phần hóa học của đất.
  • D. Sự thay đổi của mùa.

Câu 32: Trong đời sống, việc sản xuất giá để ăn (đậu đỗ), làm mạch nha (lúa) đã ứng dụng giai đoạn nào trong chu kỳ sinh trưởng và phát triển của thực vật?

  • A. Giai đoạn nảy mầm.
  • B. Giai đoạn mọc lá, sinh trưởng.
  • C. Giai đoạn ra hoa.
  • D. Giai đoạn tạo quả, chín.

Câu 33: Quả được hình thành sau thụ tinh là do auxin từ bộ phận nào sau đây khuếch tán vào bầu?

  • A. Vòi nhụy.
  • B. Bầu nhụy.
  • C. Phôi hạt.
  • D. Ngọn cây.

Câu 34: Tuyến yên sản sinh ra các hoocmôn:

  • A. Hoocmôn kích thích trứng, hoocmôn tạo thể vàng.
  • B. Prôgestêron và Ơstrôgen.
  • C. Hoocmôn kích dục nhau thai Prôgestêron.
  • D. Hoocmôn kích nang trứng Ơstrôgen.

Câu 35: Sinh sản lưỡng tính có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Chỉ có một loại cơ quan sinh sản sinh ra hai loại giao tử đực và cái.
  • B. Mang cơ quan sinh sản đực và cái riêng biệt trên cùng một cơ thể.
  • C. Chưa có cơ quan sinh sản riêng biệt mà giao tử được sinh ra từ bất kì tế bào nào của cơ thể.
  • D. Tất cả động vật lưỡng tính đều có khả năng tự phối.

Câu 36: Khi cây đã già thì lượng chất nào sau đây sẽ tăng lên?

  • A. AIA.
  • B. Etylen.
  • C. Cytokinin.
  • D. GA.

Câu 37: Khi nói về hiện tượng đẻ con ở cá mập và cá heo, phát biểu đúng là:

  • A. Cá mập và cá heo đều đẻ con và nuôi con bằng sữa.
  • B. Cá mập và cá heo đều đẻ con/lứa.
  • C. Trong thời kì mang thai phôi thai của cá heo lấy dinh dưỡng từ cơ thể mẹ còn cá mập thì không.
  • D. Trong thời kì mang thai nếu do một nguyên nhân nào đó niêm mạc tử cung bị bong thì cá mập và cá heo đều có thể bị xảy thai.

Câu 38: Những biến đổi sinh lí xảy ra khi quả chín (màu sắc, cấu trúc, thành phần hóa học) chủ yếu là do:

  • A. hàm lượng CO trong không khí.
  • B. biến đổi nhiệt độ.
  • C. tăng hàm lượng etylen trong quả.
  • D. tăng hàm lượng auxin trong quả.

Câu 39: Nhau thai sản sinh ra hoocmôn:

  • A. Prôgestêron.
  • B. FSH.
  • C. HCG.
  • D. LH.

Câu 40: Trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp, giberilin(GA) được sử dụng nhằm mục đích nào sau đây?

  • A. Làm giảm độ nảy mầm của hạt, chồi, củ; kích thích sinh trưởng chiều cao của cây; tạo quả không hạt.
  • B. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ; sinh trưởng chiều cao của cây và phát triển bộ rễ, tạo quả không hạt.
  • C. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây, tạo quả không hạt.
  • D. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ; kích thích sinh trưởng chiều cao của cây, phát triển bộ lá, tạo quả không hạt.
Xem đáp án
  • 68 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021