Sinh học 11: Đề kiểm tra học kỳ 2 dạng trắc nghiệm (Đề 6)
Bài có đáp án. Đề kiểm tra Sinh học 11 học kì 2 dạng trắc nghiệm (Đề 6). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Điều hoà sinh tinh và sinh trứng chịu sự chi phối bởi:
- A. Các nhân tố bên ngoài cơ thể.
- B. Các nhân tố bên trong cơ thể.
- C. Hệ thần kinh.
- D. Hệ nội tiết.
Câu 2: Hình thức nào không phải là sinh sản vô tính của động vật
- A. Trinh sản.
- B. Nảy chồi.
- C. Phân đôi.
- D. Bào tử.
Câu 3: Sinh sản vô tính theo cách phân đôi thường gặp ở
- A. động vật nguyên sinh.
- B. ruột khoang.
- C. côn trùng.
- D. bọt biển.
Câu 4: Hình thức sinh sản nào sau đây không phải là nhân giống vô tính?
- A. Giâm cành.
- B. Bằng bào tử.
- C. Nuôi cấy mô tế bào.
- D. Ghép cây.
Câu 5: Sinh sản sinh dưỡng là:
- A. Tạo ra cây mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng ở cây.
- B. Tạo ra cây mới chỉ từ rễ của cây.
- C. Tạo ra cây mới chỉ từ một phần thân của cây.
- D. Tạo ra cây mới chỉ từ lá của cây.
Câu 6: Động vật nào sau đây không có hệ thần kinh dạng ống?
- A. Cá cóc.
- B. Gà.
- C. Ếch.
- D. Châu chấu.
Câu 7: So với cảm ứng ở thực vật thì tính cảm ứng ở động vật đa bào có những đặc điểm nào sau đây?
(1) Diễn ra nhanh.
(2) Phản ứng dễ nhận thấy.
(3) Luôn có hệ thần kinh điều khiển.
(4) Hình thức cảm ứng đa dạng.
- A. 1, 2, 3, 4.
- B. 1, 2, 4.
- C. 1, 3, 4.
- D. 1, 2, 3.
Câu 8: Cây trung tính là:
- A. Cây ra hoa ở ngày dài vào mùa mưa và ở ngày ngắn vào mùa khô.
- B. Cây ra hoa ở cả ngày dài và ngày ngắn.
- C. Cây ra hoa ở ngày dài vào mùa lạnh và ở ngày ngắn vào mùa nóng.
- D. Cây ra hoa ở ngày ngắn vào mùa lạnh và ở ngày đài vào mùa nóng.
Câu 9: Ơstrôgen được sinh ra ở:
- A. Tuyến giáp.
- B. Buồng trứng.
- C. Tuyến yên.
- D. Tinh hoàn.
Câu 10: Điều nào dưới đây sai khi nói về nạo phá thai?
- A. Có thể gây vô sinh.
- B. Tránh được mang thai ngoài ý muốn.
- C. Là một biện pháp sinh đẻ có kế hoạch.
- D. Có thể gây viêm nhiễm, thậm chí gây tử vong.
Câu 11: Một chỉ số quan trọng để đánh giá tế bào có hưng phấn hay không hưng phấn là
- A. điện thế hoạt động.
- B. điện thế nghỉ.
- C. điện tế bào.
- D. điện năng.
Câu 12: Bao miêlin không có đặc điểm
- A. dẫn điện.
- B. cách điện.
- C. màu trắng.
- D. bao bọc sợi thần kinh theo cách ngắt quãng.
Câu 13: Thụ tinh ở thực vật có hoa là:
- A. Sự kết hợp hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.
- B. Sự kết hợp của hai tinh tử với trứng trong túi phôi.
- C. Sự kết hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử.
- D. Sự kết nhân của hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử.
Câu 14: FSH có vai trò:
- A. Kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.
- B. Kích thích tế bào kẽ sản sinh ra testôstêron
- C. Kích thích phát triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng.
- D. Kích thích tuyến yên sản sinh LH.
Câu 15: Tập tính quen nhờn ở động vật là tập tính không trả lời khi kích thích
- A. không liên tục mà không gây nguy hiểm gì.
- B. thích ngắn gọn mà không gây nguy hiểm gì.
- C. lặp đi lặp lại nhiều lần mà không gây nguy hiểm gì.
- D. giảm dần cường độ mà không gây nguy hiểm gì.
Câu 16: Không dùng Auxin nhân tạo đối với nông phẩm trực tiếp làm thức ăn là vì:
- A. Không có enzim phân giải nên tích luỹ trong nông phẩm sẽ gây độc hại đối với người và gia súc.
- B. Làm giảm năng suất của cây sử dụng lá.
- C. Làm giảm năng suất của cây sử dụng củ.
- D. Làm giảm năng suất của cây sử dụng thân.
Câu 17: Sinh trưởng thứ cấp là:
- A. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân thảo hoạt động tạo ra.
- B. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh lóng của cây hoạt động tạo ra.
- C. Sự tăng trưởng bề ngang của cây một lá mầm do mô phân sinh bên của cây hoạt động tạo ra.
- D. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân gỗ hoạt động tạo ra.
Câu 18: Những tâp tính nào là những tập tính bẩm sinh?
- A. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, chuột nghe mèo kêu thì chạy.
- B. Ve kêu vào mùa hè, chuột nghe mèo kêu thì chạy.
- C. Ve kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
- D. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
Câu 19: Ứng dụng tập tính nào của động vật, đòi hỏi công sức nhiều nhất của con người?
- A. Phát huy những tập tính bẩm sinh.
- B. Phát triển những tập tính học tập.
- C. Thay đổi tập tính học tập.
- D. Thay đổi tập tính bẩm sinh.
Câu 20: Tự thụ phấn là:
- A. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với nhụy của cây khác cùng loài.
- B. Sự thụ phấn của hạt phấn với nhụy của cùng một hoa hay khác hoa cùng một cây.
- C. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với cây khác loài.
- D. Sự kết hợp của tinh tử của cây này với trứng của cây khác.
Câu 21: Ý nào không đúng khi nói về hạt?
- A. Hạt là noãn đã được thụ tinh phát triển thành.
- B. Hợp tử trong hạt phát triển thành phôi.
- C. Tế bào tam bội trong hạt phát triển thành nội nhũ.
- D. Mọi hạt của thực vật có hoa đều có nội nhũ.
Câu 22: Đặc điểm nào không đúng với sinh sản vô tính ở động vật?
- A. Có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của điều kiện môi trường.
- B. Đảm bảo sự ổn định về mặt di truyền qua các thế hệ cơ thể.
- C. Tạo ra số lượng lớn con cháu trong thời gian ngắn.
- D. Cá thể có thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn sinh sản bình thường.
Câu 23: Hoocmôn sinh trưởng có vai trò:
- A. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.
- B. Kích thích chuyển hoá ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.
- C. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.
- D. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.
Câu 24: Êtylen có vai trò:
- A. Thúc quả chóng chín, ức chế rụng lá và rụng quả.
- B. Thúc quả chóng chín, rụng quả, kìm hãm rụng lá.
- C. Thúc quả chóng chín, rụng lá kìm hãm rụng quả.
- D. Thúc quả chóng chín, rụng lá, rụng quả.
Câu 25: Trong chùy xinap có rất nhiều ti thể chứng tỏ năng lượng được tiêu dùng nhiều cho quá trình
- A. tái tạo chất trung gian hóa học.
- B. vận chuyển Ca2+ vào trong chùy xinap.
- C. gắn túi chứa chất trung gian hóa học vào màng trước xinap.
- D. gắn chất trung gian hóa học vào thụ thể tiếp nhận ở màng sau xinap.
Câu 26: Xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh không có bao miêlin theo cách
- A. lan truyền không liên tục.
- B. nhảy cóc.
- C. lan truyền liên tục.
- D. liên tục và ngắt quãng.
Câu 27: Não bộ trong hệ thần kinh ống có những phần nào?
- A. Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và trụ não.
- B. Bán cầu đại não, não trung gian, củ não sinh tƣ, tiểu não và hành não.
- C. Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành não.
- D. Bán cầu đại não, não trung gian, cuống não, tiểu não và hành não.
Câu 28: Trong chăn nuôi yếu tố nào sau đây quy định giới hạn năng suất?
- A. Khẩu phần thức ăn.
- B. Điều kiện ngoại cảnh.
- C. Đặc điểm di truyền của giống.
- D. Thu sản phẩm đúng thời gian.
Câu 29: Ở nước ta, cá rô phi sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường:
- A. 16 - 18oC.
- B. 25 - 30oC.
- C. 30 - 35oC.
- D. 35 - 42oC.
Câu 30: Hổ báo thường bò sát mặt đất và tiến đến gần con mồi, sau đó nhảy lên vồ mồi hoặc rượt, cắn vào con mồi. Đây là loại tập tính nào sau đây?
- A. Tập tính xã hội.
- B. Tập tính săn mồi.
- C. Tập tính lãnh thổ.
- D. Tập tính di cư.
Câu 31: Trong sản xuất nông nghiệp người ta nhổ mạ lên rồi cấy nhằm mục đích:
- A. Giúp cây lúa để nhánh tốt.
- B. Làm đứt đỉnh rễ giúp bộ rễ phát triển mạnh.
- C. Làm đất thoáng khí.
- D. Kìm hám sự phát triển của lúa chống lốp đổ.
Câu 32: Hoocmon kích thích ra rễ phụ ở cành chiết là
- A. auxin.
- B. xitôkinin.
- C. etylen.
- D. gibêrelin.
Câu 33: Ví dụ nào sau đây thuộc sinh sản hữu tính ở thực vật?
- A. Từ một cành của cây mẹ sinh ra nhiều cây con.
- B. Từ một quả của cây mẹ sinh ra nhiều cây con.
- C. Từ một củ của cây mẹ sinh ra nhiều cây con.
- D. Từ một lá của cây mẹ sinh ra nhiều cây con.
Câu 34: Một loài thực vật hạt kín có bộ NST 2n = 12. Có một tế bào mẹ hạt phấn giảm phân để hình thành nên 4 hạt phấn. Số NST mà môi trường cung cấp để hình thành 4 hạt phấn nói trên là:
- A. 36.
- B. 12.
- C. 48.
- D. 72.
Câu 35: Muốn tăng sản lượng thịt ở gia cầm, người ta thường áp dụng biện pháp nào sau đây?
- A. Tăng nhiều con đực trong đàn.
- B. Tăng nhiều con cái trong đàn.
- C. Bố trí số con đực và con cái như nhau trong đàn.
- D. Chọn các con non có kích thước bé để nuôi.
Câu 36: Điều nào không đúng khi nói về hình thức thụ tinh ở động vật?
- A. Thụ tinh ngoài là trứng gặp tinh trùng và thụ tinh bên ngoài cơ thể con cái.
- B. Thụ tinh trong là trứng gặp tinh trùng và thụ tinh bên trong cơ thể con cái.
- C. Thụ tinh trong có hiệu suất cao nên cần ít trứng, tinh trùng.
- D. Thụ tinh ngoài có hiệu suất cao nên cần ít trứng, tinh trùng.
Câu 37: Các biện pháp điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở động vật và người là:
- A. Cải tạo giống, chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi, cải thiện chất lượng dân số.
- B. Cải tạo giống, cải thiện môi trường sống, cải thiện chất lượng dân số.
- C. Cải tạo giống, cải thiện môi trường sống, kế hoạch hóa gia đình.
- D. Chống ô nhiễm môi trường, thay đổi thức ăn, cải thiện chất lượng dân số.
Câu 38: Thụ phấn chéo là:
- A. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với nhụy của cây khác loài.
- B. Sự thụ phấn của hạt phấn với nhụy của cùng một hoa hay khác hoa của cùng một cây.
- C. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với nhụy của cây khác cùng loài.
- D. Sự kết hợp giữa tinh tử và trứng của cùng hoa.
Câu 39: Thầy yêu cầu bạn giải một bài tập di truyền mới, bạn giải được. Đây là một ví dụ về hình thức học tập:
- A. Điều kiện hoá đáp ứng.
- B. Học ngầm.
- C. Điều kiện hoá hành động.
- D. Học khôn.
Câu 40: Ở những loài có quang kì, cơ quan nào sau đây đóng vai trò chính trong quang chu kì ở thực vật?
- A. Chồi nách.
- B. Chồi bên.
- C. Lá.
- D. Thân.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 30: Truyền tin qua xinap
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật
- Trắc nghiệm sinh học 11 phần B: Sinh trưởng và phát triển ở động vật
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 17: Hô hấp ở động vật (P2)
- Sinh học 11: Đề kiểm tra học kỳ 2 dạng trắc nghiệm (Đề 9)
- Trắc nghiệm sinh học 11 phần A: Chuyển hóa năng lượng và vật chất ở thực vật (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 11 phần B: Cảm ứng ở động vật (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 3: Thoát hơi nước
- Trắc nghiệm sinh học 11 phần A: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật (P1)
- Sinh học 11: Đề kiểm tra học kỳ 2 dạng trắc nghiệm (Đề 6)
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vât C3, C4 và CAM (P2)