Trắc nghiệm sinh học 11 phần A: Chuyển hóa năng lượng và vật chất ở thực vật (P3)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 11 phần A: Chuyển hóa năng lượng và vật chất ở thực vật (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Lực nào sau đây đóng vai trò là lực đẩy nước từ rễ lên thân, lên lá?

  • A. Lực thoát hơi nước
  • B. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau
  • C. Lực liên kết giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn
  • D. Áp suất rễ

Câu 2: Khi nói về quá trình vận chuyển các chất trong cây, phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Vận chuyển trong mạch gỗ là chủ động, còn mạch rây là bị động
  • B. Dòng mạch gỗ luôn vận chuyển các chất vô cơ, dòng mạch rây luôn vận chuyển các chất hữu cơ
  • C. Mạch gỗ vận chuyển glucozo, còn mạch rây vận chuyển các chất hữu cơ khác
  • D. Mạch gỗ vận chuyển các chất từ rễ lên lá, mạch rây vận chuyển các chất từ lá xuống rễ

Câu 3:Trong các nguyên nhân sau:

(1) Các phân tử muối ngay sát bề mặt đất gây khó khăn cho các cây con xuyên qua mặt đất.

(2) Cân bằng nước trong cây bị phá hủy.

(3) Thế năng nước của đất là quá thấp.

(4) Hàm lượng oxi trong đất quá thấp.

(5) Các ion khoáng độc hại đối với cây.

(6) Rễ cây thiếu oxi nên cây hô hấp không bình thường.

(7) Lông hút bị chết.

Cây trên cạn ngập úng lâu sẽ chết do những nguyên nhân:

  • A. (1), (2) và (6)
  • B. (2), (6) và (7)
  • C. (3), (4) và (5)
  • D. (3), (5) và (7)

Câu 4: Phát biểu nào dưới đây không đúng về hiện tượng ứ giọt ở các thực vật?

  • A. Ứ giọt chỉ xuất hiện ở các loài thực vật nhỏ.
  • B. Rễ hấp thụ nhiều nước và thoát hơi nước kém gây ra hiện tượng ứ giọt.
  • C. Ứ giọt xảy ra khi độ ẩm không khí tương đối cao.
  • D. Chất lỏng hình thành từ hiện tượng ứ giọt là nhựa cây.

Câu 5: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào khí khổng sẽ mở?

  • A. Nồng độ axit abxitric trong tế bào khí khổng tăng lên
  • B. Nồng độ K+ cao làm tăng thế nước của tế bào khí khổng
  • C. CO2 trong các khoảng trống trong lá giảm
  • D. Ion K+ khuếch tán thụ động ra khỏi tế bào khí khổng

Câu 6: Vai trò chủ yếu của magie trong cơ thể thực vật :

  • A. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hóa enzim, mở khí khổng.
  • B. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim ; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.
  • C. Là thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hóa enzim.
  • D. Là thành phần của diệp lục, hoạt hóa enzim.

Câu 7: Quá trình khử nitrat là quá trình chuyển hóa

  • A. thành $NH_{4+}$.
  • B. thành $NO_{2-}$.
  • C. thành $NO_{2-}$.
  • D. thành $NO_{3-}$.

Câu 8: Cho biết công thức hóa học của một số loại phân đạm tương ứng như sau: Phân Ure: ; phân nitrat: $KNO_{3}$; Phân sunfat: $(NH_{4})_{2}SO_{4}$; phân đạm nitrat amon: $NH_{4}NO_{3}$. Biết rằng để thu 100kg thóc cần 1,2kg N. Hệ số sử dụng nito ở cây lúa chỉ đạt 70%. Trong mỗi ha đất trồng lúa có khoảng 15kg N do vi sinh vật cố định đạm tạo ra. Lượng phân đạm cần cho lúa để đạt năng suất trung bình là 65 tạ/ha là:

  • A. : 220kg; $KNO_{3}$: 680kg
  • B. : 688,78 kg; $NH_{4}NO_{3}$: 459,1 kg
  • C. : 459,1 kg; $NH_{4}NO_{3}$: 270.5 kg
  • D. : 275,5 kg; $(NH_{4})_{2}CO$: 212 kg

Câu 9: Sắc tố tham gia trực tiếp chuyển hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành ATP, NADPH trong quang hợp là

  • A. diệp lục a.
  • B. diệp lục b.
  • C. diệp lục a, b.
  • D. diệp lục a, b và carôtenôit.

Câu 10: Khi nói về trao đổi khoáng và nito, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. , $NO$ là chất độc hại cho cây
  • B. tồn tại chủ yếu trong đất và trong không khí
  • C. Chỉ có thể bón phân cho cây thông qua hệ rễ
  • D. Bón phân hợp lí là phải bón đúng loại, vừa đủ, đúng nhu cầu của cây

Câu 11: Khi nói về pha tối của quang hợp, phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Diễn ra ở xoang thilacoit
  • B. Không sử dụng nguyên liệu của pha sáng
  • C. Sử dụng sản phẩm của pha sáng để đồng hóa
  • D. Diễn ra ở những tế bào không được chiếu sáng

Câu 12: Những cây thuộc nhóm thực vật CAM là

  • A. lúa, khoai, sắn, đậu.
  • B. ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu.
  • C. dứa, xương rồng, thuốc bỏng.
  • D. lúa, khoai, sắn, đậu.

Câu 13: Trong các nhận định sau :

(1) Cần ít photon ánh sáng để cố định 1 phân tử gam .

(2) Xảy ra ở nồng độ thấp hơn so với thực vật $C_{3}$.

(3) Sử dụng nước một cách tinh tế hơn thực vật .

(4) Đòi hỏi ít chất dinh dưỡng hơn so với thực vật .

(5) Sử dụng ít ATP hơn trong pha tối so với thực vật .

Có bao nhiêu nhận định đúng về lợi thế của thực vật ?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 1.
  • D. 4.

Câu 14: Bước sóng ánh sáng có hiệu quả cao nhất đối với quá trình quang hợp là:

  • A. Xanh lục
  • B. Vàng
  • C. Đỏ
  • D. Da cam

Câu 15: Quang hợp quyết định khoản

  • A. 90 - 95% năng suất của cây trồng
  • B. 80 - 85% năng suất của cây trồng.
  • C. 60 - 65% năng suất của cây trồng
  • D. 70 - 75% năng suất của cây trồng.

Câu 16: Giai đoạn đường phân diễn ra tại

  • A. Ti thể.
  • B. Tế bào chất.
  • C. Lục lạp.
  • D. Nhân.

Câu 17: Kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử glucôzơ, tế bào thu được

  • A. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
  • B. 1 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
  • C. 2 phân tử axit piruvic, 6 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
  • D. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 4 phân tử NADH.

Câu 18: Chuỗi truyền electron tạo ra

  • A. 32 ATP.
  • B. 34 ATP.
  • C. 36 ATP.
  • D. 38 ATP.
Xem đáp án
  • 6 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021