Trắc nghiệm sinh học 11 phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật (P2)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 11 phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Điều không đúng với ưu thế của ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa là
- A. dịch tiêu hóa không bị hòa loãng.
- B. dịch tiêu hóa được hòa loãng.
- C. ông tiêu hóa được phân hóa thành các bộ phận khác nhau tạo cho sự chuyên hóa về chức năng.
- D. có sự kết hợp giữa tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học.
Câu 2: Trong ống tiêu hóa của người, các cơ quan tiêu hóa được sắp theo thứ tự
- A. miệng → ruột non→ dạ dày→ hầu → ruột già→ hậu môn
- B. miệng →thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già→ hậu môn
- C. miệng → ruột non→ thực quản → dạ dày → ruột già → hậu môn
- D. miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu môn
Câu 3: Xét các loài sau:
(1) Ngựa (2) Thỏ (3) Chuột (4) Trâu
(5) Bò (6) Cừu (7) Dê
Trong các loại trên, những loài nào có dạ dày 4 Ngăn?
- A. (4), (5), (6) và (7)
- B.(1), (3), (4) và (5)
- C. (1), (4), (5) và (6)
- D. (2), (4), (5) và (7)
Câu 4: Sự tiêu hóa ở dạ dày múi khế diễn ra như thế nào?
- A. tiết ra pepsin và HCL để tiêu hóa protein có ở sinh vật và cỏ
- B. hấp thụ bớt nước trong thức ăn
- C. thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hóa xenlulozơ
- D. thức ăn được ở lên miệng để nhai lại
Câu 5: Ở cá, khi thở ra thì miệng ngậm lại, nền khoang miệng
- A. hạ xuống, diềm nắp mang đóng lại
- B. nâng lên, diềm nắp mang đóng lại
- C. hạ xuống, diềm nắp mang mở ra
- D. nâng lên, diềm nắp mang mở ra
Câu 6: Sự lưu thông khí trong các ống khí của chim được thực hiện nhờ sự
- A. vận động của đầu
- B. vận động của cổ
- C. co dãn của túi khí
- D. di chuyển của chân
Câu 7: Động vật có phổi không hô hấp được dưới nước vì
- A. nước tràn vào đường dẫn khí, cản trở lưu thông khí nên không hô hấp được
- B. phổi không hấp thu được O2 trong nước
- C. phổi không thải được CO2 trong nước
- D. cấu tạo phổi không phù hợp với việc hô hấp trong nước
Câu 8: Trong các đặc điểm sau về cơ quan hô hấp
(1) diện tích bề mặt lớn
(2) mỏng và luôn ẩm ướt
(3) có rất nhiều mao mạch
(4) có sắc tố hô hấp
(5) có sự lưu thông khí
(6) miệng và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng tạo dòng nước chảy một chiều từ miệng qua mang
(7) cách sắp xếp của mao mạch trong mang
Những đặc điểm nào chỉ có ở cá xương?
- A. (5) và (6)
- B. (1) và (4)
- C. (2) và (3)
- D. (6) và (7)
Câu 9: Ở Hhệ tuần hoàn kín, máu được phân phối trong cơ thể như thế nào?
- A. máu điều hòa và phân phối nhanh đến các cơ quan
- B. máu không được điều hòa và được phân phối nhanh đến các cơ quan
- C. máu được điều hòa và được phân phối chậm đến các cơ quan
- D. máu không được điều hòa và được phân phối chậm đến các cơ quan
Câu 10: Diều ở các động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hóa?
- A. Tuyến nước bọt.
- B. Khoang miệng.
- C. Dạ dày.
- D. Thực quản.
Câu 11: Ở người trưởng thành, mỗi chu kì tim kéo dài
- A. 0,1 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,5 giây
- B. 0,8 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây
- C. 0,12 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây
- D. 0,6 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây
Câu 12: Ở mao mạch, máu chảy chậm hơn ở động mạch vì
- A. Tổng tiết diện của mao mạch lớn
- B. Mao mạch thường ở gần tim
- C. Số lượng mao mạch ít hơn
- D. Áp lực co bóp của tim tăng
Câu 13: Điều không đúng với đặc điểm của giun đất thích ứng với sự trao đổi khí là
- A. tỉ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể khá lớn
- B. da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua
- C. dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp
- D. tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (s/v) khá lớn
Câu 14: Liên hệ ngược xảy ra khi
- A. điều kiện lý hóa ở môi trường trong sau khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích
- B. điều kiện lý hóa ở môi trường trong trước khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích
- C. sự trả lời của bộ phận thực hiện làm biến đổi các điều kiện lý hóa ở môi trường trong
- D. điều kiện lý hóa ở môi trường trong trở về bình thường trước khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích
Câu 15: Cho các hoocmôn sau :
(1)anđôstêrôn (2) ADH
(3)glucagôn (4) insulin (5)rênin
Có bao nhiêu hoocmôn do tuyến tụy tiết ra?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 16: Khi cây bị hạn, hàm lượng AAB trong tế bào khí khổng tăng có tác dụng
- A. kích thích các bơm ion hoạt động
- B. tạo cho các ion đi vào khí khổng
- C. làm cho các tế bào khí khổng tăng áp suất thẩm thấu
- D. làm tăng sức trương của nước trong tế bào khí khổng
Câu 17: Một mẫu ruộng ngô đang kết hạt thu được như sau: toàn bộ cây kể cả thân, gốc rễ và lá 0,40 tấn chất khô/ha/ngày ; riêng phần bắp ngô là 0,15 tấn chất khô/ha/ngày. Nếu tách hạt ra thì được 0,05 tấn chất khô/ha/ngày. Giả sử chỉ có hạt là có giá trị kinh tế thì năng suất kinh tế là
- A. 0,15 tấn chất khô/ha/ngày
- B. 0,40 tấn chất khô/ha/ngày
- C. 0,05 tấn chất khô/ha/ngày
- D. 0,60 tấn chất khô/ha/ngày
Câu 18: Khi tiêm chất nào sau đây vào máu thì sẽ gây hiện tượng co mạch máu?
- A. Adrenalin
- B. Acetylcholin
- C. Andostreron
- D. Histamin
Câu 19: Hoocmon insualin có tác dụng chuyển hóa glucozo, làm giảm glucozo máu bằng cách nào sau đây?
- A. Tăng đào thải glucozo theo đường bài tiết
- B. Tích lũy glucozo dưới dạng tinh bột để tránh sự khuếch tán ra khỏi tế bào
- C. Tổng hợp thêm các kênh vận chuyển glucozo trên màng tế bào ở cơ quan dự trữ làm tế bào tăng hấp thụ glucozo
- D. Tăng cường hoạt động của các kênh protein vận chuyển glucozo trên màng tế bào ở cơ quan dự trữ làm tế bào tăng hấp thu glucozo
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 28: Điện thế nghỉ
- Sinh học 11: Đề kiểm tra học kỳ 2 dạng trắc nghiệm (Đề 5)
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 5: Dinh dưỡng Nitơ ở thực vật
- Sinh học 11: Đề kiểm tra học kỳ 2 dạng trắc nghiệm (Đề 3)
- Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 26 Cảm ứng ở động vật
- Trắc nghiệm sinh học 11 phần A: Chuyển hóa năng lượng và vật chất ở thực vật (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 8: Quang hợp ở thực vật
- Trắc nghiệm sinh học 11 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật ( tiếp)
- Sinh học 11: Đề kiểm tra học kỳ 2 dạng trắc nghiệm (Đề 9)
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 2: Vận chuyển các chất trong cây