Sinh học 11: Đề kiểm tra học kỳ 2 dạng trắc nghiệm (Đề 4)
Bài có đáp án. Đề kiểm tra Sinh học 11 học kì 2 dạng trắc nghiệm (Đề 3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Ý nào dưới đây không có trong quá trình truyền tin qua xinap?
- A. Xung thần kinh lan truyền tiếp từ màng sau đến màng trước.
- B. Các chất trung gian hoá học gắn vào thụ thể màng sau làm xuất hiện xung thần kinh rồi lan truyền đi tiếp.
- C. Xung thần kinh lan truyền đến làm Ca2+ đi vào trong chuỳ xinap.
- D. Các chất trung gian hoá học trong các bóng được Ca2+ gắn vào màng trước vỡ ra và qua khe xinap đến màng sau.
Câu 2: Hiện tượng công đực nhảy múa khoe bộ lông sặc sỡ thuộc loại tập tính:
- A. thứ bậc.
- B. sinh sản.
- C. lãnh thổ.
- D. vị tha.
Câu 3: Hạt bắp thuộc loại:
- A. hạt không có nội nhũ.
- B. hạt có nội nhũ.
- C. quả đơn tính.
- D. quả giả.
Câu 4: Thời gian rụng trứng trung bình vào ngày thứ mấy trong chu kì kinh nguyệt ở người?
- A. Ngày thứ 12.
- B. Ngày thứ 14.
- C. Ngày thứ 13.
- D. Ngày thứ 25.
Câu 5: Hậu quả đối với trẻ em khi thiếu tirôxin là:
- A. Người nhỏ bé hoặc khủng lồ.
- B. Các đặc điểm sinh dục phụ nam kém phát triển.
- C. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.
- D. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém.
Câu 6: Các biện pháp ngăn cản tinh trùng gặp trứng là dùng bao cao su, thắt ống dẫn
- A. tinh, giao hợp vào giai đoạn không rụng trứng, uống viên tránh trai.
- B. tinh, xuất tinh ngoài, giao hợp vào giai đoạn không rụng trứng.
- C. tinh, đặt vòng tránh thai, giao hợp vào giai đoạn không rụng trứng
- D. trứng, xuất tinh ngoài, giao hợp vào giai đoạn không rụng trứng.
Câu 7: Trong sinh trưởng và phát triển ở động vật, nếu thiếu côban thì gia súc sẽ mắc bệnh thiếu máu ác tính, dẫn tới giảm sinh trưởng. Hiện tượng trên là ảnh hưởng của nhân tố:
- A. nhiệt độ.
- B. độ ẩm.
- C. ánh sáng.
- D. thức ăn.
Câu 8: Phản xạ ở động vật có hệ thần kinh lưới diễn ra theo trật tự nào?
- A. Tế bào cảm giác mạng lưới thần kinh tế bào biểu mô cơ.
- B. Tế bào cảm giác tế bào mô bì cơ mạng lưới thần kinh.
- C. Mạng lưới thần kinh tế bào cảm giác tế bào biểu mô cơ.
- D. Tế bào mô bì cơ mạng lưới thần kinh tế bào cảm giác.
Câu 9: Bản chất của sự thụ tinh kép ở thực vật có hoa là:
- A. Sự kết hợp của hai tinh tử với trứng ở trong túi phôi.
- B. Sự kết hợp của hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử và nhân nội nhũ.
- C. Sự kết hợp của hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử.
- D. Sự kết hợp của hai bộ nhiễm sắc thể (n) của giao tử đực và cái trong túi phôi tạo thành hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.
Câu 10: Trong quá trình sinh trưởng của người, nhân tố môi trường có ảnh hưởng rõ nhất vào giai đoạn:
- A. sơ sinh.
- B. phôi thai.
- C. trưởng thành.
- D. sau sơ sinh.
Câu 11: Chu kỳ kinh nguyệt ở người diễn ra trung bình bao nhiêu ngày?
- A. 30 ngày.
- B. 26 ngày.
- C. 32 ngày.
- D. 28 ngày.
Câu 12: Trong truyền tin qua xinap, thông tin được truyền từ tế bào truyền tin sang tế bào nhận tin nhờ
- A. màng trước xinap.
- B. chùy xinap.
- C. chất trung gian hóa học.
- D. màng sau xinap.
Câu 13: Ecđixơn có tác dụng:
- A. Gây ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
- B. Gây ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm.
- C. Gây lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
- D. Gây lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm.
Câu 14: Axit abxixic (AAB) chỉ có ở
- A. cơ quan còn non.
- B. cơ quan đang hoá già.
- C. cơ quan sinh sản.
- D. cơ quan sinh dưỡng.
Câu 15: Ơstrôgen có vai trò:
- A. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.
- B. Kích thích sinh trưởng, phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.
- C. Kích thích chuyển hóa ở tế bào, sinh trưởng – phát triển bình thường của cơ thể.
- D. Kích thích sinh trưởng, phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.
Câu 16: Tắm nắng vào lúc ánh sáng yếu có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ, vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò:
- A. Chuyển hóa Na để hình thành xương.
- B. Chuyển hóa K để hình thành xương.
- C. Chuyển hóa Ca để hình thành xương.
- D. Ô xy hóa để hình thành xương.
Câu 17: Hạn chế của sinh sản vô tính là:
- A. Tạo ra thế hệ con cháu không đồng nhất về mặt di truyền, nên thích nghi khác nhau trước điều kiện môi trường thay đổi.
- B. Tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng đồng nhất trước điều kiện môi trường thay đổi.
- C. Tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng kém trước điều kiện môi trường thay đổi.
- D. Tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng chậm chạp trước điều kiện môi trường thay đổi.
Câu 18: Sinh sản hữu tính ở thực vật là:
- A. Sự kết hợp nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
- B. Sự kết hợp có chọn lọc của hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
- C. Sự kết hợp có chọn lọc của giao tử cái và nhiều giao tử đực tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
- D. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
Câu 19: Xitôkilin chủ yếu sinh ra ở:
- A. Đỉnh của thân và cành.
- B. Lá, rễ.
- C. Tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả.
- D. Thân, cành
Câu 20: Biện pháp nào có tính phổ biến và hiệu quả trong việc điều khiển tỷ lệ đực cái?
- A. Phân lập các loại giao tử mang nhiễm sắc thể X và nhiễm sắc thể Y rồi sau đó mới cho thụ tinh.
- B. Dùng các nhân tố môi trường ngoài tác động.
- C. Dùng các nhân tố môi trường trong tác động.
- D. Thay đổi cặp nhiễm sắc thể giới tính ở hợp tử.
Câu 21: Tại sao cấm xác định giới tính ở thai nhi người?
- A. Vì định kiến trọng nam khinh nữ, dẫn đến hành vi làm thay đổi tỉ lệ trai gái.
- B. Vì tâm lí của người thân muốn biết trước con trai hay con gái.
- C. Vì sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- D. Vì sợ ảnh hưởng đến tâm lí của người mẹ.
Câu 22: Một chu kì sinh trưởng và phát triển của cây bắt đầu từ:
- A. Khi ra hoa đến lúc cây chết.
- B. Khi hạt nảy mầm đến khi tạo hạt mới.
- C. Khi nảy mầm đến khi cây ra hoa.
- D. Khi cây ra hoa đến khi hạt nảy mầm.
Câu 23: Thể vàng sản sinh ra hoocmôn:
- A. Prôgestêron.
- B. LH.
- C. FSH.
- D. HCG.
Câu 24: LH có vai trò:
- A. Kích thích ống sinh tinh sinh sản ra tinh trùng.
- B. Kích thích tế bào kẽ sinh sản sinh ra testôstêrôn.
- C. Kích thích phát triển ống sinh tinh sinh sản ra tinh trùng.
- D. Kích thích tuyến yên tiết FSH.
Câu 25: Sinh trưởng – phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là:
- A. Trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi nó biến thành con trưởng thành.
- B. Trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác nó biến thành con trưởng thành.
- C. Trường hợp ấu trùng phát triển hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác nó biến thành con trưởng thành.
- D. Trường hợp ấu trùng phát triển hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi nó biến thành con trưởng thành.
Câu 26: Bộ phận của não phát triển nhất là:
- A. Não trung gian.
- B. Bán cầu đại não.
- C. Tiểu não và hành não.
- D. Não giữa.
Câu 27: Những biện pháp nào thúc đẩy trứng chín nhanh và rụng hàng loạt?
- A. Sử dụng hoocmôn hoặc chất kích thích tổng hợp, thay đổi yếu tố môi trường.
- B. Nuôi cấy phôi, thụ tinh nhân tạo.
- C. Nuôi cấy phôi, thay đổi các yếu tố môi trường.
- D. Nuôi cấy phôi, sử dụng hoocmôn hoặc chất kích thích tổng hợp.
Câu 28: Ý nào không đúng khi nói về quả?
- A. Quả không hạt đều là quả đơn tính.
- B. Quả là do bầu nhụy dày sinh trưởng lên chuyển hoá thành.
- C. Quả có vai trò bảo vệ hạt.
- D. Quả có thể là phương tiện phát tán hạt.
Câu 29: Nghe tiếng kẻng, trâu bò nuôi trở về chuồng là ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào
- A. săn bắn.
- B. giải trí.
- C. bảo vệ mùa màng.
- D. chăn nuôi.
Câu 30: Trong quá trình hình thành giao tử đực ở thực vật có hoa có mấy lần phân bào?
- A. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân.
- B. 2 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân.
- C. 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân.
- D. 2 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân.
Câu 31: Cây dài ngày là:
- A. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 8 giờ.
- B. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 10 giờ.
- C. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 12 giờ.
- D. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 14 giờ.
Câu 32: Thời kì mang thai không có trứng chín và rụng là do
- A. Khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hoocmôn kích dục nhau thai (HCG) duy trì thể vàng tiết ra hoocmôn Prôgestêron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên.
- B. Khi nhau thai được hình thành, thể vàng tiết ra hoocmôn Prôgestêron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên.
- C. Khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hoocmon kích dục nhau thai ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên.
- D. Khi nhau thai được hình thành sẽ duy trì thể vàng tiết ra hoocmôn Prôgestêron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
Câu 33: Trong các con đường truyền tin sau đây, con đường truyền tin nào xảy ra nhanh nhất?
- A. Trên đường vận động.
- B. Tế bào thần kinh – tế bào cơ.
- C. Tế bào cơ – tế bào cơ.
- D. Trên đường cảm giác.
Câu 34: Ý nào không đúng khi nói về quả?
- A. Quả có vai trò bảo vệ hạt.
- B. Quả có thể là phương tiện phát tán hạt.
- C. Quả không hạt đều là do quả đơn tính.
- D. Quả là do bầu nhuỵ dày sinh trưởng lên chuyển hoá thành.
Câu 35: Khi nồng độ Prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu tăng cao có tác dụng:
- A. Gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH.
- B. Ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH và LH.
- C. Kích thích tuyến yên và vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH và LH.
- D. Ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm hai bộ phận này không tiết GnRH, FSH và LH.
Câu 36: Ý nào không đúng với sinh đẻ có kế hoạch?
- A. Điều chỉnh khoảng cách sinh con.
- B. Điều chỉnh thời điểm sinh con.
- C. Điều chỉnh sinh con trai hay con gái.
- D. Điều chỉnh về số con.
Câu 37: Hướng tiến hoá về sinh sản của động vật là:
- A. Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.
- B. Từ hữu tính đến vô tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.
- C. Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ trứng đến đẻ con.
- D. Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ con đến đẻ trứng.
Câu 38: Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực vật?
- A. Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi.
- B. Tạo được nhiều biến dị làm nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
- C. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt đi truyền.
- D. Là hình thức sinh sản phổ biến.
Câu 39: Giai đoạn cuối cùng trong các giai đoạn của điện thế hoạt động là
- A. giai đoạn tái phân cực.
- B. giai đoạn đảo cực.
- C. giai đoạn mất phân cực.
- D. giai đoạn điện thế nghỉ.
Câu 40: Phát triển của cơ thể động vật bao gồm các quá trình liên quan mật thiết với nhau là
- A. Sinh trưởng và phân hóa tế bào.
- B. Phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
- C. Sinh trưởng và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
- D. Sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 11 học kì I (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 24: Ứng động Sinh học
- Trắc nghiệm sinh học 11 phần A: Chuyển hóa năng lượng và vật chất ở thực vật (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vât C3, C4 và CAM (P1)
- Sinh học 11: Đề kiểm tra học kỳ 2 dạng trắc nghiệm (Đề 8)
- Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 45 Trắc nghiệm Sinh sản hữu tính ở động vật
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 11 phần B: Sinh sản ở động vật (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp)
- Sinh học 11: Đề kiểm tra học kỳ 2 dạng trắc nghiệm (Đề 9)
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 20: Cân bằng nội môi (P1)
- Sinh học 11: Đề kiểm tra học kỳ 2 dạng trắc nghiệm (Đề 3)