Sinh học 11: Đề kiểm tra học kỳ 2 dạng trắc nghiệm (Đề 3)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Đề kiểm tra Sinh học 11 học kì 2 dạng trắc nghiệm (Đề 3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Các loài thực vật có hình thức sinh sản sinh dưỡng giống nhau là:

  • A. Thuốc bỏng, rau má.
  • B. Cỏ gấu, rau ngót.
  • C. Gừng, dong riềng.
  • D. Khoai lang, khoai tây.

Câu 2: Chất nào sau đây không phải chất ức chế sinh trưởng?

  • A. AAB.
  • B. Etylen.
  • C. AIA.
  • D. CCC.

Câu 3: Bộ phận nào của hoa biến đổi thành quả:

  • A. Phôi và phôi nhũ được hình thành sau khi thụ tinh.
  • B. Bầu của nhụy.
  • C. Nhụy của hoa.
  • D. Tất cả các bộ phận của hoa.

Câu 4: Phản xạ phức tạp thường là:

  • A. phản xạ không điều kiện, có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh, trong đó có các tế bào vỏ não.
  • B. phản xạ có điều kiện, có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh, trong đó có các tế bào vỏ não.
  • C. phản xạ có điều kiện, có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh,trong đó có các tế bào tủy sống.
  • D. phản xạ có điều kiện, có sự tham gia của một số ít tế bào thần kinh, trong đó có các tế bào vỏ não.

Câu 5: Thụ tinh kép là

  • A. hiện tượng một giao tử đực kết hợp với hai giao tử cái.
  • B. hiện tượng hai giao tử đực đều tham gia thụ tinh (1 giao tử đực kết hợp với giao tử cái, còn 1 giao tử cái kết hợp với nhân phụ).
  • C. hiện tượng hai giao tử đực kết hợp với một giao tử cái.
  • D. hiện tượng hai giao tử đực kết hợp với hai giao tử cái.

Câu 6: Thụ phấn chéo là hình thức:

  • A. Hạt phấn từ nhị hoa nảy mầm trên núm nhụy của chính hoa đó.
  • B. Hạt phấn từ nhụy hoa nảy mầm trên núm nhị của chính hoa đó.
  • C. Hạt phấn từ nhị hoa nảy mầm trên núm nhụy của một hoa khác cùng loài.
  • D. Hạt phấn từ nhị hoa nảy mầm trên núm nhụy của một hoa bất kì.

Câu 7: Trồng khoai lang bằng cách nào sau đây có hiệu quả kinh tế cao nhất?

  • A. Bằng chiết cành.
  • B. Bằng củ.
  • C. Bằng cách giâm thân còn đủ cả rễ.
  • D. Bằng cách giâm các đoạn của thân xuống đất.

Câu 8: Có thể tạo quả không hạt bằng cách sử dụng hóa chất nào sau đây?

  • A. Êtilen và auxin.
  • B. Auxin và gibêrelin.
  • C. Êtilen và gibêrelin.
  • D. Gibêrelin và xitôkinin.

Câu 9: Kết quả của thụ tinh:

  • A. Tạo thành cơ thể mới.
  • B. Tạo thành các tế bào con.
  • C. Tạo thành các giao tử.
  • D. Tạo thành hợp tử mang bộ nhiễm sắc thể 2n.

Câu 10: Thực vật hạt kín thực hiện thụ phấn nhờ:

  • A. Các thực vật khác.
  • B. Gió, côn trùng và con người.
  • C. Động vật (con trùng), gió.
  • D. Nhờ con người.

Câu 11: Trong các cây trồng bằng cách giâm, loại cây dễ sống nhất là:

  • A. Các loại cây ăn quả vì cành của chúng có nhiều chồi.
  • B. Các loại cây lâu năm.
  • C. Các loại cây sống ở bùn lầy vì môi trường ẩm cành dễ mọc rễ.
  • D. Các loại cây thân chứa nhiều chất dinh dưỡng hoặc có nhựa mủ là chất dự trữ cho sự ra rễ và mọc chồi như sắn, rau muống, khoai lang, xương rồng.

Câu 12: Một con mèo đang đói chỉ nghe thấy tiếng bày bát đĩa lách cách, nó đã vội vàng chạy xuống bếp. Đây là một ví dụ về hình thức học tập:

  • A. học khôn.
  • B. điều kiện hóa hành động.
  • C. quen nhờn.
  • D. điều kiện hóa đáp ứng.

Câu 13: Giun dẹp có các hình thức sinh sản

  • A. phân đôi sinh sản.
  • B. nảy chồi phân mảnh.
  • C. nảy chồi, phân đôi.
  • D. phân mảnh, phân đôi.

Câu 14: Từ một tế bào mẹ hạt phấn qua giảm phân hình thành 4 tiểu bào tử đơn bội (n), qua 2 lần nguyên phân số thể giao tử đực (hạt phấn) được hình thành là:

  • A. 16.
  • B. 4.
  • C. 8.
  • D. 32.

Câu 15: Sinh sản có ý nghĩa là:

  • A. Làm tăng số lượng của loài, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
  • B. Đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
  • C. Làm tăng số lượng của loài.
  • D. Làm cho con cái hình thành những đặc điểm tiến bộ hơn bố mẹ.

Câu 16: Hạt được tạo thành do:

  • A. Bầu của nhụy.
  • B. Phần còn lại của noãn sau khi thụ tinh.
  • C. Hợp tử sau khi thụ tinh.
  • D. Noãn sau khi thụ tinh.

Câu 17: Hiện tượng thạch sùng đứt đuôi sau đó lại mọc đuôi mới

  • A. là hình thức sinh sản vô tính kiểu phân đôi.
  • B. là hình thức sinh sản vô tính kiểu nảy chồi.
  • C. không phải là một hình thức sinh sản.
  • D. là hình thức sinh sản vô tính kiểu trinh sinh.

Câu 18: Nhóm cây sinh sản bằng thân rễ là:

  • A. Khoai tây, rau má, gừng.
  • B. Cỏ gấu, su hào, khoai lang.
  • C. Cỏ tranh, dong riềng, tre.
  • D. Chuối, sài đất, nghệ.

Câu 19: Hưng phấn là gì?

  • A. Khả năng lan truyền luồng thần kinh trên sợi thần kinh.
  • B. Khả năng nhận và trả lời kích thích của tế bào.
  • C. Những biến đổi lí hóa xảy ra trong tế bào khi bị kích thích.
  • D. Phản xạ của cơ thể trả lời lại kích thích của môi trường.

Câu 20: Chọn câu sai trong các câu sau.

  • A. Phương pháp nhân giống vô tính đang được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp.
  • B. Sinh sản là quá trình một cơ thể sinh ra những cá thể con để đảm bảo sự phát triển của loài.
  • C. Trong hình thức sinh sản vô tính, con sinh ra mang các đặc điểm giống mẹ.
  • D. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp của các giao tử đực và cái.

Câu 21: Để làm nhanh sự chín của quả có thể thực hiện phương pháp nào sau đây?

  • A. Tăng hàm lượng CO2 vào môi trường chứa quả.
  • B. Giảm lượng khí ôxi cho quả.
  • C. Làm giảm nhiệt độ tác động lên quả.
  • D. Tăng lượng khí êtilen vào môi trường chứa quả.

Câu 22: Ở sâu bư­ớm, hoocmôn ecdisơn có tác dụng

  • A. ức chế biến đổi sâu thành nhộng và bư­ớm.
  • B. gây lột xác và ức chế sâu thành nhộng và b­ướm.
  • C. gây lột xác và kích thích sâu thành nhộng và bư­ớm.
  • D. kích thích thể allata tiết ra juvenin.

Câu 23: Cây ăn quả lâu năm có thể trồng được bằng phương pháp:

  • A. Giâm, chiết và ghép cành.
  • B. Gieo hạt, giâm và ghép cành.
  • C. Chiết cành, giâm và gieo hạt.
  • D. Gieo hạt, chiết và ghép cành.

Câu 24: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản:

  • A. Không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
  • B. Có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
  • C. Chỉ cần 1 cá thể.
  • D. Cần có 2 cá thể trở lên.

Câu 25: Cây nào sau đây buộc phải xảy ra thụ phấn chéo?

  • A. Cây đậu Hà Lan.
  • B. Cây bắp (ngô).
  • C. Cây đậu xanh.
  • D. Cây mướp.

Câu 26: Phương pháp trồng cây nào sau đây dễ xuất hiện biến dị ở cây con so với bố mẹ?

  • A. Ghép cây.
  • B. Chiết cành.
  • C. Gieo hạt.
  • D. Giâm cành.

Câu 27: Điện thế hoạt động lan truyền trên sợi thần kinh có bao miêlin theo cách nhảy cóc là vì

  • A. điện thế hoạt độn không dừng lại ở điểm phát sinh mà lan truyền theo dọc sợi thần kinh.
  • B. mất phân cực, đảo cực, tái phân cực liên tiếp từ eo Ranvier này đến eo Ranvier khác.
  • C. có một số chất ngăn không cho cổng Na+ mở ra.
  • D. giữa các eo Ranvier sợi trục được bao miêlin có bản chất photpholipit, có tính chất cách điện ở vùng có bao miêlin.

Câu 28: Nhân tố nào sau đây là nhân tố bên trong tham gia điều hòa quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật?

  • A. Ánh sáng.
  • B. Nhiệt độ.
  • C. Thức ăn.
  • D. Hoocmon.

Câu 29: Thụ tinh kép có ý nghĩa:

  • A. Giúp hình thành nhiều túi phôi.
  • B. Giúp cho hình thành nhiều hợp tử.
  • C. Giúp cho hình thành nhiều hạt phấn.
  • D. Giúp hình thành nội nhũ là chất dinh dưỡng để nuôi phôi.

Câu 30: Trong tổ ong mật, loại ong nào là cá thể có bộ NST đơn bội?

  • A. Ong thợ.
  • B. Ong đực.
  • C. Ong thợ và ong đực.
  • D. Ong chúa.

Câu 31: Nhóm động vật nào sau đây có thể trả lời cục bộ ở vùng bị kích thích?

  • A. Trùng biến hình, giáp xác.
  • B. Trùng đế dày, sứa.
  • C. San hô, mực ống.
  • D. Giun đất, giáp xác.

Câu 32: Từ một tế bào mẹ túi phôi, qua giảm phân hình thành 4 đại bào tử đơn bội (n), qua 3 lần nguyên phân liên tiếp tạo nên:

  • A. 1 nhân phụ và 1 túi phôi ( thể giao tử cái).
  • B. 1 nhân phụ và 3 tế bào đối cực.
  • C. 3 tế bào đối cực và nhân phụ.
  • D. 3 tế bào đối cực và 1 túi phôi.

Câu 33: Biến thái là:

  • A. Sự thay đổi đột ngột về hình thái trong quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật.
  • B. Sự thay đổi đột ngột về cấu tạo trong quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật.
  • C. Sự thay đổi đột ngột về sinh lý trong quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật
  • D. Sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý trong quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật.

Câu 34: Ống phấn có vai trò:

  • A. Là đường đi của giao tử đực vào túi phôi.
  • B. Là nơi xảy ra thụ tinh.
  • C. Hình thành giao tử cái.
  • D. Hình thành giao tử đực.

Câu 35: Hoocmôn sinh trưởng có vai trò:

  • A. Kích thích chuyển hoá ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.
  • B. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể ở giai đoạn còn non.
  • C. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.
  • D. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.

Câu 36: Biện pháp nào sau đây không được xem là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch?

  • A. Phá thai.
  • B. Dùng thuốc tránh thai.
  • C. Triệt sản.
  • D. Tính ngày rụng trứng.

Câu 37: Sinh sản là:

  • A. Là quá trình sinh ra những cá thể mới.
  • B. Là quá trình tạo ra những cây mới.
  • C. Là quá trình cơ thể lớn lên và sinh sản.
  • D. Là quá trình phân chia tế bào.

Câu 38: Trong các nguyên nhân sau đây, có bao nhiêu nguyên nhân dẫn đến tập tính di cư ở động vật?

(1) Thức ăn; (2) Hoạt động sinh sản; (3) Hướng nước chảy; (4) Thời tiết không thuận lợi.

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 39: Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản:

  • A. Không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
  • B. Có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
  • C. Cần có 2 cá thể trở lên.
  • D. Chỉ cần 1 cá thể.

Câu 40: Nội nhũ được hình thành trong quá trình thụ tinh do sự kết hợp giữa:

  • A. Tinh trùng và nhân phụ.
  • B. Tinh trùng và túi phôi.
  • C. Hạt phấn và bầu nhụy.
  • D. Tinh trùng và noãn cầu.
Xem đáp án
  • 30 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021