Trắc nghiệm sinh học 11 phần B: Cảm ứng ở động vật (P2)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 11 phần B: Cảm ứng ở động vật (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Hệ thần kinh ống được cấu tạo từ hai phần rõ rệt là:
- A. Não và tuỷ sống.
- B. Thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên,
- C. Não và thần kinh ngoại biên.
- D. Tuỷ sống và thần kính ngoại biên.
Câu 2: Ý nào không đúng đối với phản xạ ?
- A. Phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh.
- B. Phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng.
- C. Phản xạ thực hiện được nhờ cung phản xạ.
- D. Phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng.
Câu 3: Điều không đúng với đặc điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch là
- A. số lượng tế bào thần kinh tăng so với thần kinh dạng lưới
- B. khả năng phối hợp giữa các tế bào thần kinh tăng lên
- C. phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng so với thần kinh dạng lưới
- D. phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới
Câu 4: Căn cứ vào chức năng, hệ thần kinh dạng ống được phân chia thành các bộ phận:
- A. Thần kinh trung ương gồm bộ não, tủy sống và thần kinh ngoại biên gồm dây thần kinh, hạch thần kinh
- B. Thần kinh vận động điều khiển các hoạt động theo ý muốn và thần kinh sinh dưỡng điều khiển các hoạt động không theo ý muốn
- C. Thần kinh sinh dưỡng điều khiển các hoạt động hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết và thần kinh vận động điều khiển các hoạt động vận động
- D. Thần kinh trung ương bao gồm não bộ, tủy sống được chia thành 2 phần thần gồm kinh sinh dưỡng, thần kinh vận động; thần kinh ngoại biên gồm dây thần kinh, hạch thần kinh
Câu 5: Khi nói về tập tính bẩm sinh của động vật, phát biểu nào sau đây sai?
- A. Sinh ra đã có
- B. Mang tính bản năng
- C. Dễ thay đổi
- D. Được quy định trong kiểu gen
Câu 6: Học ngầm là kiểu học không có ý thức, sau đó những điều đã học
- A. không được dùng đến nên động vật sẽ quên đi
- B. lại được củng cố bằng các hoạt động có ý thức
- C. được tái hiện giúp động vật giải quyết được những tình huống tương tự
- D. được tái hiện giúp động vật giải quyết được những tình huống khác lạ
Câu 7: Bộ phận của não phát triển nhất là
- A. não trung gian
- B. bán cầu đại não
- C. tiểu não và hành não
- D. não giữa
Câu 8: Giả sử khi đang đi chơi bất ngờ gặp một con rắn to ngay trước mặt, bạn có thể phản ứng như thế nào?
- A. Bỏ chạy
- B. Tìm gậy hoặc đá để đánh hoặc ném
- C. Đứng im
- D. Một trong các hành động trên
Câu 9: Ở côn trùng, hạch thần kinh có kích thước lớn hơn hẳn so với các hạch thần kinh khác là hạch thần kinh
- A. đầu
- B. lưng
- C. bụng
- D. ngực
Câu 10: Người ta quy ước dấu (-) trước các trị số điện thế nghỉ vì:
- A. ion từ trong màng tế bào ra ngoài màng tế bào
- B. ion từ ngoài màng tế bào vào trong màng tế bào
- C. phía bên trong màng tích điện âm (-) so với ngoài màng tích điện (+)
- D. phía bên trong màng tích điện dương so vói ngoài màng tích điện âm
Câu 11: Khi bị kích thích, điện thế nghỉ biến thành điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn theo thứ tự là:
- A. Mất phân cực (khử cực) → Đảo cực → Tái phân cực
- B. Đảo cực → Tái phân cực → Mất phân cực
- C. Mất phân cực → Tái phân cực → Đảo cực
- D. Đảo cực →Mất phân cực → Tái phân cực
Câu 12: Xung thần kinh xuất hiện và lan truyền trên trục sợi thần kinh có bao miêlin
- tuân theo quy luật “tất cả hoặc không”
- theo lối nhảy cóc nên tốc độ dẫn truyền nhanh
- tốn ít năng lượng hơn trên sợi không có bao miêlin
- có biên độ giảm dần khi chuyển qua eo Ranvie
- không thay đổi điện thế khí lan truyền suốt dọc sợi trục
Tổ hợp nào sau đây là đúng với xung thần kinh có bao miêlin ?
- A. (1), (2), (3) và (4)
- B. (1), (2), (3) và (5)
- C. (1), (2), (4) và (5)
- D. (2), (3), (4) và (5)
Câu 13: Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục thần kinh có đặc điểm nào sau đây?
- A. Theo một chiều xác định
- B. Trên một sợi trục có miêlin nhanh hơn trên sợi trục không có miêlin
- C. Theo cơ chế hóa học
- D. Nhờ sự lan truyền của ion
Câu 14: Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở động vật có vú là
- A. axêtincôlin và đôpamin
- B. a xê tin cô lin và serôtônin
- C. serôtônin và norađrênalin
- D. axêtincôlin và norađrênalin
Câu 15: Khi xung thần kinh lan truyền đến chùy xinap thì sẽ làm mở kênh nào sau đây ở chùy xinap?
- A. Kênh
- B. Kênh
- C. Kênh
- D. Kệnh
Câu 16: Mức độ phức tạp của tập tính tăng lên khi
- A. số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên
- B. kích thích của môi trường kéo dài
- C. kích thích của môi trường lặp lại nhiều lần
- D. kích thích của môi trường mạnh mẽ
Câu 17: Bóng đen ập xuống nhiều lần, gà con không chạy đi ẩn nấp nữa là kiểu học tập:
- A. in vết
- B. quen nhờn
- C. điều kiện hóa
- D. học ngầ
Câu 18: Ví dụ nào sau đây là kết quả của hình thức học khôn?
- A. Ngỗng con mới nở biết đi theo ngỗng mẹ
- B. Bật đèn và cho chó ăn (tiến hành lặp đi lặp lại nhiều lần) thì khi thấy đèn bật chó sẽ tiết nước bọt
- C. Ngỗng con vừa mới nở ra thấy đồ chơi thì đi theo đồ chơi
- D. Vượn biết kê các đồ vật để đứng lấy thức ăn
Câu 19: Động vật có hệt hần kinh dạng lưới khi bị kích thích thì
- A. duỗi thẳng cơ thể
- B. co toàn bộ cơ thể
- C. di chuyển đi chỗ khác
- D. co ở phần cơ thể bị kích thích
Câu 20: Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ khi bị kích thích vì
- A. số lượng tế bào thần kinh tăng lên
- B. mỗi hạch là một trung tâm điều khiển một vùng xác định của cơ thể
- C. các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau
- D. các hạch thần kinh liên hệ với nhau
Câu 21: Tại sao hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ (như co 1 chân) khi bị kích thích?
- A. Số lượng tế bào thần kinh tăng lên
- B. Mỗi hạch là một trung tâm điều khiển vùng xác định của cơ thể
- C. Do các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau
- D. Các hạch thần kinh liên hệ với nhau
Câu 22: Điều không đúng đối với sự tiến hóa của hệ thần kinh là tiến hóa theo hướng
- A. từ dạng lưới → chuỗi hạch → dạng ống
- B. tiết kiệm năng lượng trong phản xạ
- C. phản ứng chính xác và thích ứng trước kích thích của môi trường
- D. tăng lượng phản xạ nên cần nhiều thời gian để phản ứng
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
- Sinh học 11: Đề kiểm tra học kỳ 2 dạng trắc nghiệm (Đề 5)
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 15: Tiêu hóa ở động vật
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 16: Tiêu hóa ở động vật (Tiếp theo)
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 24: Ứng động Sinh học
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 20: Cân bằng nội môi (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp)
- Sinh học 11: Đề kiểm tra học kỳ 2 dạng trắc nghiệm (Đề 3)
- Sinh học 11: Đề kiểm tra học kỳ 2 dạng trắc nghiệm (Đề 6)
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 17: Hô hấp ở động vật (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 20: Cân bằng nội môi (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 36 Phát triển ở thực vật có hoa