Sinh học 11: Đề kiểm tra học kỳ 2 dạng trắc nghiệm (Đề 2)
Bài có đáp án. Đề kiểm tra Sinh học 11 học kì 2 dạng trắc nghiệm (Đề 2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của
- A. Cơ thể do tăng kích thước và số lượng tế bào.
- B. Các hệ cơ quan trong cơ thể.
- C. Các mô trong cơ thể.
- D. Các cơ quan trong cơ thể.
Câu 2: Hình thức sinh sản vô tính đơn giản nhất ở động vật là
- A. Trinh sinh.
- B. Nảy chồi.
- C. Phân mảnh.
- D. Phân đôi.
Câu 3: Xét các yếu tố sau:
(1) Căng thẳng thần kinh (stress).
(2) Thiếu ăn, suy dinh dưỡng.
(3) Chế độ ăn không hợp lý gây rối loạn trao đổi chất của cơ thể.
(4) Sợ hãi, lo âu.
(5) Buồn phiền kéo dài và nghiện thuốc lá, nghiện rượu, nghiện ma túy.
(6) Nhiệt độ môi trường tăng giảm đột ngột.
Những yếu tố gây rối loạn quá trình sinh trứng và làm giảm khả năng sinh tinh trùng là:
- A. (1), (2), (3), (4) và (5).
- B. (2), (4) và (5).
- C. (3), (4) và (5).
- D. (1), (2), (5) và (6).
Câu 4: Hoocmôn sinh trưởng có vai trò:
- A. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.
- B. Kích thích chuyển hóa ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.
- C. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp protein, do đó kích thích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.
- D. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.
Câu 5: Hậu quả đối với trẻ em khi thiếu tirôxin là:
- A. Người nhỏ bé hoặc khổng lồ.
- B. Người nhỏ bé, ở bé gái đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.
- C. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém.
- D. Người nhỏ bé, ở bé trai đặc điểm sinh dục phụ nam kém phát triển.
Câu 6: Cho các phát biểu sau:
(1) Giun dẹp sinh sản bằng hình thức phân đôi và phân mảnh.
(2) Thủy tức sinh sản bằng hình thức nảy chồi và phân mảnh.
(3) Bọt biển sinh sản bằng hình thức nảy chồi và phân mảnh.
(4) Trùng biến hình sinh sản bằng phân đôi.
(5) Kiến sinh sản bằng phân đôi và trinh sinh.
(6) Ong sinh sản bằng hình thức sinh dưỡng.
Số phát biểu sai là:
- A. 1.
- B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 7: Ở động vật đẻ trứng, sự sinh trưởng và phát triển của giai đoạn phôi theo trật tự:
- A. Hợp tử → mô và các cơ quan → phôi.
- B. Phôi → mô và các cơ quan → hợp tử.
- C. Phôi → hợp tử → mô và các cơ quan.
- D. Hợp tử → phôi → mô và các cơ quan.
Câu 8: Cho các yếu tố sau:
(1) Hệ thần kinh
(2) Các nhân tố bên trong cơ thể
(3) Các nhân tố bên ngoài cơ thể
(4) Hệ nội tiết
Yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình điều hòa sinh tinh và sinh trứng là:
- A. (1) và (4).
- B. (4).
- C. (1) và (2).
- D. (1).
Câu 9: Thụ tinh trong tiến hóa hơn thụ tinh ngoài là vì:
- A. Không chịu ảnh hưởng của các tác nhân môi trường.
- B. Không nhất thiết phải cần môi trường nước.
- C. Hạn chế tiêu tốn năng lượng.
- D. Cho hiệu suất thụ tinh cao.
Câu 10: Xét các đặc điểm sau:
(1) Tạo ra được nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống.
(2) Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di chuyền.
(3) Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi.
(4) Là hình thức sinh sản phổ biến.
(5) Thích nghi tốt với môi trường sống ổn định.
Những đặc điểm không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở động vật là:
- A. (2) và (3).
- B. (1) và (5).
- C. (2) và (5).
- D. (4) và (5).
Câu 11: Trong cơ chế điều hòa sinh trứng, LH kích thích:
- A. Nang trứng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì hoạt động của thể vàng.
- B. Tuyến yên tiết ra hoocmôn.
- C. Phát triển nang trứng.
- D. Dạ con phát triển chuẩn bị cho hợp tử làm tổ.
Câu 12: Để nhân giống cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành vì:
- A. Cây con dễ trồng và ít công chăm sóc.
- B. Phương pháp này giúp tránh được sâu bệnh gây hại.
- C. Phương pháp này giúp nhân giống nhanh và nhiều.
- D. Phương pháp này giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.
Câu 13: Sinh sản hữu tính tiến hóa hơn sinh sản vô tính là vì thế hệ sau có sự
- A. đồng nhất về mặt di truyền tạo ra khả năng thích nghi đồng loạt trước sự thay đổi của điều kiện môi trường.
- B. tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp và có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường.
- C. tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di chuyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp có hại và tăng cường khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường.
- D. tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp có lợi thích nghi với sự thay đổi của môi trường.
Câu 14: Nhân tố quan trọng quyết định sự sinh trưởng và phát triển của động vật là
- A. thức ăn.
- B. hoocmôn.
- C. nhiệt độ và ánh sáng.
- D. yếu tố di truyền.
Câu 15: Tirôxin được sản sinh ra ở:
- A. Tuyến yên.
- B. Tuyến giáp.
- C. Tinh hoàn.
- D. Buồng trứng.
Câu 16: Sinh sản vô tính ở động vật là từ một cá thể
- A. luôn sinh ra nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
- B. sinh ra một hay nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
- C.luôn sinh ra chỉ một cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
- D. sinh ra một hay nhiều cá thể giống hoặc khác mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
Câu 17: Cho các loại hoocmôn sau:
(1) Testosterone; (2) Ơstrogen; (3) Ecđixơn; (4) Juvenin; (5) GH; (6) FSH
Loại hoocmôn chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của côn trùng là:
- A. (3), (4), (5) và (6).
- B. (1), (3).
- C. (3) và (4).
- D. (1), (2) và (4).
Câu 18: Điều nào sau đây nói về hướng tiến hóa về sinh sản của động vật?
- A. Từ sinh sản vô tính đến sinh sản hữu tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.
- B. Từ sinh sản vô tính đến sinh sản hữu tính, từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, tự đẻ trứng đến đẻ con.
- C. Từ sinh sản vô tính đến sinh sản hữu tính, thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ con đến đẻ trứng.
- D. Từ sinh sản hữu tính đến sinh sản vô tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.
Câu 19: Tự thụ phấn là sự
- A. thụ phấn của hạt phấn của cây này với nhụy của cây khác cùng loài.
- B. kết hợp của tinh tử của cây này với trứng của cây khác.
- C. thụ phấn của hạt phấn của cây này với cây khác loài.
- D. thụ phấn của hạt phấn với nhụy của cùng một hoa hay khác hoa cùng một cây.
Câu 20: Sinh sản hữu tính ở động vật là sự kết hợp
- A. của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
- B. có chọn lọc của giao tử cái với nhiều giao tử đực và một tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
- C. ngẫu nhiên của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
- D. có chọn lọc của hai giao tử đực và một giao tử cái tạo nên hợp tác phát triển thành cơ thể mới.
Câu 21: Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là trường hợp ấu trùng phát triển
- A. chưa hoàn thiện, qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến thành con trưởng thành.
- B. chưa hoàn thiện, qua nhiều lần biến đổi ấu trùng biến thành con trưởng thành.
- C. hoàn thiện, qua nhiều lần biến đổi ấu trùng biến thành con trưởng thành.
- D. chưa hoàn thiện, qua một lần lột xác ấu trùng biến thành con trưởng thành.
Câu 22: Sự phối hợp của những loại hoocmôn làm cho niêm mạc dạ con dày và phồng lên, tích đầy máu trong mạch chuẩn bị cho sự làm tổ của phôi trong dạ con là hoocmôn
- A. thể vàng và progesteron.
- B. Progesteron và ơstrogen.
- C. tạo thể vàng và ơstrogen.
- D. kích thích nang trứng, progesteron.
Câu 23: Cho các thông tin sau:
(1) Các tế bào của phôi phân hóa tạo thành các cơ quan của sâu bướm
(2) Hợp tử phân chia nhiều lần để tạo phôi
(3) Ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác trở thành con trưởng thành
(4) Ấu trùng có hình thái, cấu tạo và sinh lý rất khác với con trưởng thành
(5) Sự khác biệt về hình thái và cấu tạo của ấu trùng giữa các lần lột xác là rất nhỏ
(6) Các tế bào của phôi phân hóa tạo thành các cơ quan của ấu trùng
Thông tin đúng về biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn là:
- A. Biến thái hoàn toàn: (2), (4), (5); Biến thái không hoàn toàn: (1), (3), (4), (6).
- B. Biến thái hoàn toàn: (1), (5), (6) ; Biến thái không hoàn toàn: (1), (2), (3), (5).
- C. Biến thái hoàn toàn: (1), (3), (4) ; Biến thái không hoàn toàn: (1), (2), (5), (6).
- D. Biến thái hoàn toàn: (1), (2), (4) ; Biến thái không hoàn toàn: (2), (3), (5), (6).
Câu 24: Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả
- A. các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.
- B. chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém.
- C. các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển.
- D. người bé nhỏ hoặc khổng lồ.
Câu 25: Đặc điểm không thuộc sinh sản vô tính là:
- A. Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định.
- B. Cơ thể con sinh ra hoàn toàn giống nhau và giống cơ thể mẹ ban đầu.
- C. Tạo ra cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm thích nghi.
- D. Tạo ra số lượng lớn con cháu trong một thời gian ngắn.
Câu 26: Ở thực vật có hoa, quá trình hình thành túi phôi trải qua
- A. 1 lần giảm phân, 3 lần nguyên phân.
- B. 1 lần giảm phân, 4 lần nguyên phân.
- C. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân.
- D. 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân.
Câu 27: Sự phát triển của cơ thể động vật gồm các quá trình liên quan mật thiết với nhau là:
- A. Sinh trưởng và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
- B. Phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
- C. Sinh trưởng và phân hóa tế bào.
- D. Sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
Câu 28: Xét các phát biểu sau:
(1) Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật là: phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sinh.
(2) Trinh sinh là hiện tượng các trứng không qua thụ tinh phát triển thành các cơ thể mới có bộ NST đơn bội.
(3) Một trong những ưu điểm của sinh sản vô tính là tạo ra các cá thể mới rất đa dạng về mặt di truyền.
(4) Chúng ta không thể tạo ra được cá thể mới từ tế bào hoặc mô của động vật có tổ chức cao vì do tính biệt hóa cao của tế bào động vật có tổ chức cao.
(5) Trinh sinh là hình thức sinh sản thường gặp ở loài chân đốt.
Số phát biểu đúng là:
- A. 3.
- B. 2.
- C. 4.
- D. 5.
Câu 29: Xét các đặc điểm sau:
(1) Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.
(2) Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh.
(3) Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền.
(4) Tạo ra số lượng con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn.
(5) Cho phép tăng hiệu suất sinh sản vì không phải tiêu tốn năng lượng cho việc tạo giao tử và thụ tinh.
(6) Tạo ra thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền nên có lợi thế khi điều kiện sống thay đổi
Sinh sản vô tính có những đặc điểm nào?
- A. (3) và (5).
- B. (1) và (2).
- C. (1), (2), (3), (4) và (5).
- D. (1), (2), (3), (4) và (6).
Câu 30: Xét các ngành thực vật sau:
(1) Hạt trần; (2) Rêu; (3) Quyết; (4) Hạt kín
Sinh sản bằng bao tử có ở:
- A. (1) và (4).
- B. (1) và (2).
- C. (3) và (4).
- D. (2) và (3).
Câu 31: Thụ tinh kép ở thực vật có hoa là sự kết hợp của
- A. hai bộ NST đơn bội của giao tử đực và giao tử cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử có bộ NST lưỡng bội.
- B. hai tinh tử với trứng ở trong túi phôi.
- C. hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử và nhân nội nhũ.
- D. nhân 2 giao tử đực và giao tử cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử.
Câu 32: Tirôxin có tác dụng kích thích:
- A. Sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.
- B. Sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.
- C. Chuyển hóa ở tế bào, kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.
- D. Quá trình sinh tổng hợp protein, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.
Câu 33: Hoa của cây bồ công anh nở ra lúc sáng sớm và cụp lại lúc chạng vạng tối là kiểu ứng động nào?
- A. Quang ứng động.
- B. Nhiệt ứng động.
- C. Hóa ứng động.
- D. Điện ứng động.
Câu 34: Ở rêu, cá thể mới được tạo thành từ
- A. bào tử.
- B. phôi.
- C. hợp tử.
- D. trứng.
Câu 35: Bóng đen ập xuống lặp lại nhiều lần mà không gây nguy hiểm, gà con không chạy đi ẩn nấp nữa là kiểu học tập
- A. học khôn.
- B. in vết.
- C. quen nhờn.
- D. học ngầm.
Câu 36: Điều kiện nào dưới đây không đúng để quá trình cố định nitơ trong khí quyển xảy ra?
- A. Có các lực khử mạnh.
- B. Được cung cấp ATP.
- C. Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza
- D. Thực hiện trong điều kiện hiếu khí.
Câu 37: Tại sao phải cấm xác định giới tính của thai nhi người?
- A. Vì sợ ảnh hưởng đến tâm lí của người mẹ.
- B. Vì sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- C. Vì tâm lí của người thân muốn biết trước con trai hay con gái.
- D. Vì định kiến trọng nam khinh nữ, dẫn đến hành vi làm thay đổi tỷ lệ trai và gái.
Câu 38: Người ta đã nuôi cấy da người để chữa cho các bệnh nhân bị bỏng da. Đây là hình thức:
- A. Sinh sản nảy chồi.
- B. Nuôi mô sống.
- C. Nhân bản vô tính.
- D. Sinh sản phân mảnh.
Câu 39: Bộ nhiễm sắc thể của ong mật là 2n = 32. Số NST của ong đực là:
- A. 16.
- B. 64.
- C. 32.
- D. 24.
Câu 40: Ở một trại gà sau một đợt sinh sản người ta thu về 150 gà con. Tính số trứng đã tham gia thụ tinh trong đợt sinh sản này, biết tỉ lệ nở của hợp tử là 60%.
- A. 125 trứng.
- B. 600 trứng.
- C. 250 trứng.
- D. 150 trứng.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 17: Hô hấp ở động vật (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 4: Vai trò của nguyên tố khoáng
- Trắc nghiệm sinh học 11 phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 15: Tiêu hóa ở động vật
- Trắc nghiệm sinh học 11 học kì I (P5)
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 2: Vận chuyển các chất trong cây
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 27: Cảm ứng ở động vật ( tiếp)
- Trắc nghiệm sinh học 11 phần A: Sinh sản ở thực vật
- Trắc nghiệm sinh học 11 bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật
- Trắc nghiệm sinh học 11 phần A: Cảm ứng ở thực vật