Tả cảnh gia đình em chuẩn bị đón Tết bằng một bài văn ngắn
Câu 2: Tả cảnh gia đình em chuẩn bị đón Tết bằng một bài văn ngắn
Bài làm:
Khi ánh én chao liệng trên bầu trời, những hạt mưa xuân lất phất bay trên mầm lá non đã báo hiệu một mùa xuân mới lại về. Ngày xuân là khoảng thời gian để gia đình tụ họp, cùng nhau sum vầy đón tết. Gia đình em cùng nhau chuẩn bị ngày tết trong không khí vui vẻ, rộn ràng.
Kì nghỉ tết đã đến, em cùng gia đình háo hức chuẩn bị những công việc để đón năm mới. Ông bà nội lau dọn và sửa sang lại bàn thờ để đón gia tiên về đón tết cùng gia đình. Ông giảng giải cho em, ngày tết truyền thống là dịp để con cháu nhớ ơn tiên tổ, nhớ về cội nguồn của dân tộc mình. Ngoài sân, bố em đang xếp những chậu cây cảnh mới mua. Mùa xuân, cây cối như được khoác lên mình tấm áo mới, được điểm tô bởi những mầm non xanh biếc xen lẫn với nụ hoa chớm nở. Em cùng mẹ dọn dẹp, lau nhà cửa, bàn ghế và chuẩn bị những món ăn quen thuộc ngày tết. Mẹ em đã hướng dẫn em những món ăn truyền thống của dân tộc, là nem rán, bánh chưng xanh và đĩa mứt gừng cay ấm. Mỗi khi Tết đến, em thích nhất là được cùng mẹ đi chợ tết mua sắm. Mẹ chọn mua những bông hoa cúc vàng rực rỡ, đôi câu đối đỏ và rất nhiều bánh kẹo để đặt lên ban thơ, thắp huong tổ tiên trong ba ngày tết. Em cùng mẹ chọn cho ông bà và bố những chiếc áo len áo ấm áp. Em cũng rất vui vì chọn được cho mình bộ quần áo mới để diện ngày tết.
Mỗi dịp tết đến xuân sang, cả gia đình em lại cùng được quây quần để chuẩn bị đón mừng năm mới. Em mong gia đình sẽ mãi luôn hạnh phúc và đầm ấm như vậy
Xem thêm bài viết khác
- Em hãy kể về một con chó có nghĩa với chủ. Nếu chưa biết để kể thì hãy nhờ bố mẹ hoặc ai đó kể cho nghe và từ đó viết vài lời cảm nghĩ
- Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng đã thấy có gì khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh trường và không khí trong lớp học? Những điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra?
- Soạn bài: Em bé thông minh
- Soạn bài: Động Phong Nha
- Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì?
- Ở đoạn văn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây thu trên bờ sông. Em hãy chỉ ra hai hình ảnh ấy và cho biết tác giả đã sử dụng các chuyển nghĩa nào ở mỗi hình ánh. Nêu ý nghĩa của từng trường hợp.
- Viết đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hóa và chỉ ra những từ nhân hóa được sử dụng
- Từ truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, em nghĩ gì về chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cám nạn phá rừng, đồng thời trồng thêm hàng triệu hec-ta rừng của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay
- Nội dung chính bài: Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than)
- Kể một số ví dụ của em hoặc các bạn về những trường hợp mà em hoặc các bạn đã nhận định, đánh giá sự vật hay con người một cách sai lầm theo kiểu “thầy bói xem voi” và hậu quả của những đánh giá sai lầm này
- Đọc đoạn văn từ Năm 1945 đến nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc và hãy nêu lên những cảnh vật và sự việc đã được ghi lại. Cảnh vật và sự việc đó đã cho ta biết những điều gì về lịch sử?
- Trong truyện, hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông luôn đối lập nhau vể tính cách và hành động. Hãy chỉ ra sự đối lập này?