Ý nghĩa của việc dạy con trong ba sự việc đầu là gì ? Trong hai sự việc sau là gì ? Hãy nêu lên tác dụng của cách dạy con của bà mẹ Mạnh Tử ?
Câu 2: (Trang 152 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Ý nghĩa của việc dạy con trong ba sự việc đầu là gì ? Trong hai sự việc sau là gì ? Hãy nêu lên tác dụng của cách dạy con của bà mẹ Mạnh Tử ?
Bài làm:
- Qua ba sự việc dạy con đầu tiên cho thấy: dù chuyển nhà là công việc khó khăn vất vả nhưng bà mẹ Mạnh Tử vẫn quyết định làm vì bà muốn lựa chọn môi trường sống tốt cho con. Bà sợ tâm hồn trẻ thơ của con bị ảnh hưởng bởi những điều xấu xa, không lành mạnh từ xung quanh
- Hai sự việc sau, bà mẹ cũng thể hiện những quan điểm dứt khoát trong cách dạy con, luôn là tấm gương để con nhìn nhận đúng – sai. Thứ nhất, không được nói dối trẻ; thứ hai, kiên quyết hướng trẻ vào việc học tập – kể cả phải chấp nhận tốn kém về của cải vật chất. Mạnh Tử học tập chuyên cần, sau trở thành một bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của người mẹ.
- Tác dụng cách dạy con của bà mẹ Mạnh Tử: Mạnh Tử đã trở thành một bậc hiền tài trong thiên hạ. Con mình trở thành người giỏi giang là điều mà tất cả các bà mẹ đều ao ước. Để có được thành quả đó là sự hi sinh, lựa chọn cách dạy đúng đắn của người mẹ Mạnh Từ.
Xem thêm bài viết khác
- Văn bản này thuộc thể văn gì? Có mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì?
- Em hãy viết đoạn kết mới sáng tạo cho truyện Cây bút thần
- Nội dung chính bài: Phó từ
- Hai bài “Sông nước Cà Mau” và “Vượt thác” đều miêu tả cảnh sông nước. Em hãy nêu những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả ở mỗi bài
- Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết này trong truyện.
- Hãy tả lại hình ảnh cây đào hoặc cây mai vàng vào dịp tết đến, xuân về
- Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ, cao quý về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Đọc truyện Bánh chưng, bánh giầy em thích nhất chi tiết nào? Tại sao?
- Chuyện gì đã xảy ra giữa bà đỡ Trần và con hổ thứ nhất, giữa bác tiều và con hổ thứ hai? Trong mỗi chuyện chi tiết nào em cho là thú vị, chuyện con hổ với bác tiều so với chuyện con hổ với bà Trần có thêm ý nghĩa gì?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Lượm
- Trong truyện, Sọ Dừa có hình dạng xấu xí nhưng cuối cùng đã được trút bỏ lốt, cùng cô út hưởng hạnh phúc, còn hai cô chị thì phải bỏ nhà trốn đi. Qua kết cục này, em thấy người lao động mơ ước điều gì?
- Em còn biết truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng. Theo em, hình tượng Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho ai và cho cái gì?