Soạn bài: Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử

  • 1 Đánh giá

Hơn một thế kỉ qua, cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của Hà Nội và trở thành “chứng nhân lịch sử” của lịch sử dân tộc Việt Nam ta.Giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về bài học KhoaHoc xin tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải bài tập cụ thể. Mời các bạn cùng tham khảo.

A.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Tác phẩm:

Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử được xem như là một “văn bản nhật dụng". Đồng thời tác phẩm là một bài bút kí mang nhiều yếu tố hồi kí.

  • Văn bản nhật dụng đề cập những yếu tố gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống hằng ngày của con người và xã hội đương đại như thiên nhiên, môi trường, dân số, sức khoẻ, quyền trẻ em, hiểm hoạ ma tuý...
  • Bút kí là một loại kí ghi lại những sự việc, cảnh vật mà nhà văn đã mắt thấy, tai nghe cùng những cảm nghĩ của mình, được trình bày không chắt chẽ về mặt cốt truyện như trong kí sự những không phóng túng như trong tùy bút.

Tóm tắt tác phẩm:

Bài kí giới thiệu về cầu Long Biên, một cây cầu được xây dựng từ thời Pháp thuộc, bắc qua sông Hồng, Hà Nội. Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô. Cầu đã chứng kiến cảnh khổ cực của người dân Việt Nam dưới thời Pháp thuộc; những năm tháng hoà bình ở miền Bắc sau năm 1954 và những năm tháng chống Mĩ cứu nước. Bây giờ, ngang sông Hồng đã có cầu Chương Dương và Thăng Long, cầu Long Biên đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng đối với tác giả, đối với nhân dân Việt Nam, cầu Long Biên vẫn còn có nhiều ý nghĩa.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: Trang 127 sgk ngữ văn 6 tập 2

Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung, ý nghĩa của mỗi đoạn.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 127 sgk ngữ văn 6 tập 2

Em biết được điểu gì về cầu Long Biên qua đoạn văn từ Cầu Long Biên khi mới hình thành đến bị chết trong quá trình làm cầu? So sánh với tư liệu được cung cấp qua hai đoạn đọc thêm (sách giáo khoa) về cầu Thăng Long và Chương Dương, em có thể nhận xét gì thêm vể qui mô và tính chất của cầu Long Biên?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trang 127 sgk ngữ văn 6 tập 2

Đọc đoạn văn từ Năm 1945 đến nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc.

a) Hãy nêu lên những cảnh vật và sự việc đã được ghi lại. Cảnh vật và sự việc đó đã cho ta biết những điều gì về lịch sử?

b) Việc trích dẫn một bài thơ và một bản nhạc trong đoạn văn đã có tác dụng như thế nào trong việc làm nổi bật “chứng nhân” của cầu Long Biên?

c) So sánh cách kể của đoạn này với đoạn đã phân tích ở câu 2. Vì sao ở đây tác giả bộc lộ tình cảm rõ ràng và tha thiết hơn ở đoạn trên?

(Gợi ý: so sánh về ngôi kể, về phương thức biểu đạt, về cách sử dụng từ ngữ, ...)

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: Trang 127 sgk ngữ văn 6 tập 2

a) Vì sao tác giả lại đặt tên cho bài văn là Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử? Có thể thay từ chứng nhân bằng từ chứng tích (dấu tích, hiện vật có giá trị làm chứng cho sự việc đã qua) được không? Hãy tóm tắt những sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên đã chứng kiến và nêu lên ý nghĩa của của các tính từ: sống động, đau thương, anh dũng.

b) Hãy so sánh giá trị nghệ thuật của câu cuối bài văn và câu rút gọn sau đây: Còn tôi, tôi cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim họ, để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam.

Vì sao nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên lại có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim?

=> Xem hướng dẫn giải

LUYỆN TẬP

Tìm hiểu ở địa phương em (phạm vi có thể là xã, huyện, tỉnh) những di tích nào có thể gọi là chứng nhân lịch sử của địa phương.

=> Xem hướng dẫn giải

Phần tham khảo, mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong " Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử"

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử


  • 3 lượt xem
Cập nhật: 08/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Ngữ Văn 6 mới