Đọc đoạn văn từ Năm 1945 đến nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc và hãy nêu lên những cảnh vật và sự việc đã được ghi lại. Cảnh vật và sự việc đó đã cho ta biết những điều gì về lịch sử?
Câu 3: Trang 127 sgk ngữ văn 6 tập 2
Đọc đoạn văn từ Năm 1945 đến nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc.
a) Hãy nêu lên những cảnh vật và sự việc đã được ghi lại. Cảnh vật và sự việc đó đã cho ta biết những điều gì về lịch sử?
b) Việc trích dẫn một bài thơ và một bản nhạc trong đoạn văn đã có tác dụng như thế nào trong việc làm nổi bật “chứng nhân” của cầu Long Biên?
c) So sánh cách kể của đoạn này với đoạn đã phân tích ở câu 2. Vì sao ở đây tác giả bộc lộ tình cảm rõ ràng và tha thiết hơn ở đoạn trên?
(Gợi ý: so sánh về ngôi kể, về phương thức biểu đạt, về cách sử dụng từ ngữ, ...)
Bài làm:
Câu a: Cảnh vật được ghi lại và cho ta biết những điều về lịch sử:
- Cầu Long Biên từng đi vào sách giáo khoa.
- Đứng trên cầu Long Biên ngắm cảnh:
Màu xanh của bãi mía, ngô, nương dâu, vườn chuối.
Buổi chiều, đèn mọc như sao sa phía Hà Nội.
Nhìn xuống cầu nhớ đoàn quân bí mật ra đi năm 1946.
Nhìn bầu trời nhớ những năm tháng oanh liệt chông không lực Hoa Kì: những lần cầu bị đánh bom.
Những ngày nước cao: sông Hồng đỏ rực cuồn cuộn chảy, cầu như võng đung đưa…
- Cảnh và việc cho ta biết trước nhiều sự kiện lịch sử:
Đặc biệt là đoàn quân ra đi năm 1946.
Những lần giặc Mĩ ném bom và cây cầu bao lần thương tích.
Đối chọi với lũ lụt hung dữ của dòng sông Hồng.
Câu b: Việc trích dẫn một bài thơ và một bản nhạc trong đoạn văn có tác dụng gây ấn tượng mạnh mẽ, chân thực và cụ thể về một sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên là một chứng nhân sống.
Câu c: So với đoạn đã phân tích ở câu 2 là từ “Cầu Long Biên khi mới khánh thành” đến “ bị chết trong quá trình làm cầu” và đoạn văn này có chỗ khác nhau là:
Về ngôi kể:
- đoạn trước tác giả nhập vai ngôi thứ ba để kể,
- đoạn này tác giả trực tiếp xưng "tôi" (ngôi thứ nhất).
Về phương thức biểu đạt:
- đoạn trước chủ yếu tác giả dùng phương thức thuyết minh.
Về cách sử dụng từ ngữ:
- đoạn này tác giả sử dụng các từ ngữ có sắc thái biểu cảm mạnh mẽ như: nhớ như in, trang trọng, nằm sâu trong trí óc, say mê ngắm nhìn, yêu thương, quyến rũ, khát khao, bi thương, húng tráng, nhói đau, oanh liệt, oai hùng, thân thương, tả tơi, ứa máu...
=> Nhờ sử dụng một vài phương thức nghệ thuật khác nhau mà trong đoạn này tình cảm của tác giả bộc lộ rõ ràng và tha thiết hơn so với ở đoạn trên.
Xem thêm bài viết khác
- Truyện mượn các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người. Truyện nhằm khuyên nhủ răn dạy con người điều gì?
- Soạn bài: Ông lão đánh cá và con cá vàng
- Truyện con hổ có nghĩa đề cao, khuyến khích điều gì cần có trong cuộc sống con người
- Em còn biết truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng. Theo em, hình tượng Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho ai và cho cái gì?
- Đọc đoạn văn từ đầu đến “ lòng yêu Tổ quốc ” và hãy cho biết: Câu mở đầu và câu kết đoạn. Tìm hiểu trình tự lập luận trong đoạn văn
- Có mấy người “góp ý” về cái biển đề ở cửa hàng bán cá?
- Qua bài văn, em cảm nhận như thế nào về thiên nhiên và con người lao động đã được miêu tả?
- Truyện kể này được xây dựng theo trí tưởng tượng rất phong phú và độc đáo của nhân dân. Theo em, những chi tiết nào trong truyện là lí thú và gợi cảm hơn cả?
- Theo em, các chi tiết sau đây trong truyện Thánh Gióng có ý nghĩa như thế nào?
- Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn thể hiện nội dung gì? Truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?
- Hãy kể diễn cảm truyện Con Rồng cháu Tiên
- Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?