Nhận xét nghệ thuật miêu tả các loài chim
Câu 2: Trang 113 sgk ngữ văn 6 tập 2
Nhận xét nghệ thuật miêu tả các loài chim. Cụ thể là:
a) Chúng được miêu tả về những phương diện nào và mỗi loài được miêu tả kĩ ở điểm gì? (hình dạng, màu sắc, tiếng kêu hoặc hót, hoạt động và đặc tính).
b) Kết hợp tả và kể như thế nào? Tìm những dẫn chứng cho thấy các loài chim được tả trong môi trường sinh sống, hoạt động của chúng và trong mối quan hệ giữa các loài.
c) Nhận xét về tài quan sát và tình cảm của tác giả với thiên nhiên, làng quê qua việc miêu tả các loài chim.
Bài làm:
a) Mỗi loài được miêu tả:
- Tiếng kêu của bồ các: tiếng kêu các các, vừa bay vừa kêu cứ như bị ai đuổi đánh.
- Hình dạng và đặc tính của diều hâu: mũi khoằm, đánh hơi tinh lắm.
- Hình dạng, tiếng kêu, hoạt động của chèo bẻo: những mũi tên đen, mang hình đuôi cá từ đâu tới tấp bay đến, ngày mùa chúng thức suốt đêm, mới tờ mờ đất nó đã cất tiếng gọi người “chè cheo chét”.
- Hình dạng và đặc tính của chim cắt: cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn, khi đánh nhau chỉ xỉa bằng cánh.
b) Trong bài văn, tác giả đã kết hợp tả và kể khá nhuần nhuyễn.
Những dẫn chứng: đang tả sáo sậu, sáo đen hiền thì xen kể "con sáo đen tọ toẹ học nói"; đang kể con tu hú lại kể về sự xuất hiện của mùa tu hú trong vườn nhà ông Tấn; hoặc đang kể về nguồn gốc con "bìm bịp" lại tả màu sắc, sau đó trở lại kể về môi trường sống của nó...
Sự kết hợp tả và kể còn được thể hiện trong mối quan hệ đấu tranh sinh tồn giữa các loài, chẳng hạn: việc tranh cướp mồi giữa diều hâu và chèo bẻo, giữa chèo bẻo và chim cắt.
c) Tác giả vừa thể hiện khả năng quan sát rất tinh tế, vừa thay đổi được giọng văn làm cho mạch văn uyển chuyển, sinh động, thể hiện tình cảm gắn bó thân thiết giữa tác giả và thiên nhiên: Giời chớm hè/ Cây cối um tùm/ Cả làng thơm. Tác giả vừa kể vừa tả, tả rồi lại kể, sau đó lại tả: Cây hoa lan nở hoa trắng xoá...
Xem thêm bài viết khác
- Đặt dấu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn
- Đông Phong Nha đã và đang mở ra những triển vọng gì?
- Đề 2 bài tập làm văn số 6 lớp 6 trang 94 sgk: em ốm
- Đọc đoạn văn từ “Thuyền chúng tôi chào thoát qua đến "sương mù và khói sóng ban mai" và trả lời các câu hỏi:
- Hãy đọc kĩ đoạn văn từ đầu bài đến sắp đứng đầu thiên hạ rồi sau đó:
- Nhớ đến quê hương, người dân Xô viết ở mỗi vùng đều nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình. Đó là những vẻ đẹp nào? Nhận xét vẻ cách chọn lọc và miêu tả những vẻ đẹp đó
- Sau khi được đọc bài văn, giả dụ được làm người hướng dẫn khách du lịch đi tham quan động Phong Nha, em sẽ giới thiệu thế nào về “Đệ nhất kì quan” này?
- Tại sao cô út lại bằng lòng lấy Sọ Dừa? Em có nhận xét gì vế nhân vật cô út?
- Nêu nhận xét về cách viết truyện “Mẹ hiền dạy con”
- Tìm hiểu ở địa phương em (phạm vi có thể là xã, huyện, tỉnh) những di tích nào có thể gọi là chứng nhân lịch sử của địa phương
- Tìm phó từ trong những câu sau đây và cho biết mỗi phó từ bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì?
- Soạn bài: Bánh chưng bánh giầy (Trang 9 11 SGK)