Cảnh sắc Động Phong Nha đã được tác giả miêu tả theo trình tự nào? Vẻ đẹp của Động khô và Động nước đã được miêu tả bằng những chi tiết nào?
Câu 3: trang 148 sgk ngữ văn 6 tập 2
Cảnh sắc Động Phong Nha đã được tác giả miêu tả theo trình tự nào? Vẻ đẹp của Động khô và Động nước đã được miêu tả bằng những chi tiết nào?
Bài làm:
Cảnh sắc của động Phong Nha được tác giả miêu tả theo trình tự từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể, rồi từ cụ thể lại đi đến khái quát.
Vẻ đẹp của Động khô được miêu tả bằng các chi tiết:
- Độ cao (200 mét)
- Nguồn gốc (xưa là một dòng sông ngầm)
- Hiện tại Động khô có những vòm đá trắng vân nhũ và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh.
- Các từ ngữ được dùng: "màu xanh ngọc bích óng ánh" cho thấy vẻ đẹp kì thú của động.
Vẻ đẹp của Động nước được miêu tả bằng các chi tiết:
- Hiện tại (có một con sông ngầm dài chảy suốt ngày đêm dưới núi đá vôi nối Kẻ Bàng và khu rừng nguyên sinh, đặc điểm: sông sâu và nước rất trong). Động chính được miêu tả tỉ mỉ:
- Gồm 14 buồng, thông nhau
- Buồng ngoài cách mặt nước 10 mét, từ buồng thứ tư hang cao 25-40 mét.
Các khối đá nhiều hình khối, màu sắc: con gà, con cóc, đốt trúc dựng đứng, hình mâm xôi, hình cái khánh, hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ. Tấ cả tạo nên vẻ đẹp huyền ảo về sắc màu, lóng lánh như kim cương của động.
Cảnh sắc trong động còn được tô điểm thêm bằng những nhánh phong lan xanh biếc, không gian được mở rộng bằng một số bãi cát, bãi đá, các ngõ ngách.
Vẻ đẹp của động vừa có nét hoang sơ, bí hiểm, vừa thanh thoát và giàu chất thơ nhờ sự hoà tấu của âm "khác nào tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt".
Hệ thống từ ngữ trong đoạn văn có giá trị gợi hình, gợi cảm:
- Tính từ miêu tả: lộng lẫy, kì ảo, hoang sơ, bí hiểm, thanh thoát và giàu chất thơ.
- Cụm tính từ, cụm danh từ: huyền ảo về sắc màu, lóng lánh như kim cương, thế giới khác lạ, thế giới của tiên cảnh.
Xem thêm bài viết khác
- Bài văn đã miêu tả cây tre với vẻ đẹp và những phẩm chất gì? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng?
- Trước cảnh xử sự của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương diễn biến như thế nào? Qua đó nhân cách của Trần Anh Vương được thể hiện ra sao?
- Đề thi giữa học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn số 2 Đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 6 môn Văn có đáp án
- Thảo luận ở lớp: Ý nghĩa của truyện Con Rồng cháu Tiên. Hãy đọc thêm phần Đọc thêm để hiểu đầy đủ ý nghĩa đó hơn.
- Hãy phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Thạch Sanh
- Hãy tìm và gạch chân hai câu văn trong văn bản mà em cho là quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Lí Thông trong truyện cổ tích Thạch Sanh
- Soạn bài: Thạch Sanh
- Hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về truyện Con Rồng cháu Tiên
- Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 5 Văn tả cảnh
- Với mỗi dấu ba chấm dưới đây, em hãy lựa chọn thêm một chủ ngữ thích hợp để tạo thành câu hoàn chỉnh
- Đọc “Lợn cưới, áo mới” vì sao em lại cười?