Soạn bài: Phó từ
Như chúng ta đã biết, động từ và tính từ là những từ loại quá quen thuộc trong cuộc sống. Tuy nhiên, để tăng thêm tính sinh động cũng như bổ sung ý nghĩa cho các động từ và tính từ đó, chúng ta cần phải sử dụng thêm phó từ. Vậy phó từ là những từ như thế nào, sử dụng làm sao? KhoaHoc xin giới thiệu tóm tắt những nội dung chính của bài học và hướng dẫn giải bài tập chi tiết để các bạn cùng tham khảo.
A. Kiến thức trọng tâm
I. Phó từ là gì?
Ví dụ:
a) Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái ăm để hỏi mọi người, tuy mất nhiều công mà vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.
Phó từ:
- “Đã” bổ sung cho “đi”
- “Cùng” bổ sung cho “ra”
- “Vẫn chưa” bổ sung cho “thấy”
- “Thật” bổ sung cho “lỗi lạc”.
b) Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng.
Phó từ:
- “Được” bổ sung cho “soi”
- “Rất” bổ sung cho “ ưa nhìn”
- “Ra” bổ sung cho “to”
- “Rất” bổ sung cho “bướng”.
Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
II. Các loại phó từ.
a) Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
- Phó từ: “lắm” bổ sung cho “ chóng lớn”.
b) Em xin vái cả sáu tay. Anh đừng trêu vào…Anh phải sợ…
- Phó từ: “đừng, vào” bổ sung cho “Trêu”
c) Không trông thấy tôi, những chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang.
- Phó từ: “không, đã, đang” bổ sung cho “ trông thấy”, “trông thấy”. “loay hoay”.
Phó từ đứng trước | Phó từ đứng sau | |
Chỉ quan hệ thời gian | Đã, đang | |
Chỉ mức độ | Thật, rất | Lắm |
Chỉ sự tiếp diễn tương tự | Cũng, vẫn | |
Chỉ sự phủ định | Không, chưa | |
Chỉ sự cầu khiến | Đừng | |
Chỉ kết quả và hướng | Vào, ra | |
Chỉ khả năng | Được |
- Phó từ gồm có hai loại lớn
- Phó từ đứng trước động từ, tính từ: thường bổ sung một số ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất, nêu ở động từ hoặc tính từ như: Quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến.
- Phó từ đứng sau động từ, tính từ: thường bổ sung một số ý nghĩa như: Mức độ, khả năng, kết quả và hướng.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 14 sgk Ngữ văn 6 – tập 2
Tìm phó từ trong những câu sau đây và cho biết mỗi phó từ bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì?
Thế là mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn , mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà bây giờ đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Cây hồng bì cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thủi. Các cành cây đều lấm tấm màu xanh. Những cành hoa xoan khẳng khiu đương trổ lá lại sắp buông tỏa ra những tàn hoa sang sáng, tim tím. Ngoài kia, răng bụt cũng sắp có nụ.
Mùa xuân xinh đẹp đã về. Thế là các bạn chim đi tránh rét cũng sắp về.
b) Qủa nhiên, con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.
Câu 2: Trang 15 sgk Ngữ văn 6 – tập 2
Thuật lại sự việc Dế mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết thảm thương của Dế Choắt bằng một đoạn văn ngắn từ ba đến năm câu. Chỉ ra một phó từ được dùng trong đoạn văn ấy và cho biết em dùng phó từ đó để làm gì?
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Phó từ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 2
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài: Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử
- Từ chuyện mẹ con của thầy Mạnh tử xưa, em có suy nghĩ gì về đạo làm con của mình?
- Truyền thuyết thường liên quan đến sự thật lịch sử. Theo em, truyện Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch sử nào?
- Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh ai là nhân vật chính? Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như thế nào? Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật đó?
- Hãy kể ra những chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm. Từ đó trả lời các câu hỏi: Thái y lệnh là người thế nào? Điều gì làm cho em cảm phục và suy nghĩ nhiều nhất?
- Đông Phong Nha đã và đang mở ra những triển vọng gì?
- Hãy tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh trong các bài Bài học đường đời đầu tiên và Sông nước Cà Mau
- Nhan đề văn bản này nguyên văn chữ Hán là Y thiện dụng tâm. Có sách dịch nhan đề trên là thầy thuốc giỏi ở tấm lòng, ở đây dịch Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. Vậy có gì khác nhau? Em tán thành cách nào? Lí do?
- Ý nghĩa, tâm trạng (đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng?
- Hãy cho biết vì sao trong đoạn kết nhà thơ lại viết "Đêm nay Bác không ngủ / Vì một lẽ thường tình / Bác là Hồ Chí Minh"
- Đề 5 bài tập làm văn số 6 lớp 6 trang 94 sgk: tả bà nội
- Em hãy nhận xét về ý nghĩa biểu tượng cho tư thế, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên trong câu thơ