Đề 5 bài tập làm văn số 6 lớp 6 trang 94 sgk: tả bà nội
Đề bài: em hãy tả lại một người nào đó tùy theo ý thích bản thân.(Đây là đề 5 bài tập làm văn số 6 lớp 6 trang 94)
Bài làm:
“À ơi, cái cò, cái vạc, cái nông...
Ba cái cùng béo vặt lông cái nào...”
Câu hát ru từ thuở ấu thơ đó cùng hình ảnh bà nội vẫn luôn in sâu trong tâm trí tôi. Dù năm tháng có trôi đi, dù bà đã không còn ở bên tôi nữa. Nhưng mọi thứ về bà, vẫn vẹn nguyên như thế.
Ba mẹ tôi là công nhân, phải đi làm xa nhà nên tôi được gửi lại cho bà nội chăm sóc khi mới vào lớp một. Đối với tôi bà nội vừa là cha, vừa là mẹ, vừa là người bạn thân thiết nhất trong tuổi thơ của tôi. Bà những năm ấy có lẽ độ tầm 75 tuổi, dáng người nhỏ gầy. Và tôi nhớ nhất dáng lưng còng còng xuống ấy của bà. Nhiều lần tôi ngây thơ hỏi :
- “Bà ơi, sao lưng bà lại còng?”
Bà mỉm cười hiền hậu ôm tôi vào lòng nói :
- “Vì bà nội đã già rồi.”
Khi ấy còn quá non nớt, tôi vẫn chẳng thể lý giải nổi vì sao bà già rồi lưng bà lại còng xuống. Trưởng thành mới hiểu ra, vì năm tháng đã lấy đi tuổi trẻ và sức khỏe, vì những vất vả, cơ cực trong cuộc sống đã khiến lưng bà còng xuống. Năm tháng khiến bà nội ngày càng già đi. Tôi thấy khuôn mặt hiền hậu của bà đầy những nếp nhăn, nước da hiện rõ những nốt đồi mồi. Đôi mắt đã chẳng còn tinh tường như hồi trẻ mà hơi đục trắng. Mỗi lần sâu kim chỉ, bà đều phải gọi tôi vào giúp bà đấy. Khuôn miệng bà hơi móm mém, mỗi lần cười lại lộ ra hàm răng đen vì ăn chầu. Một khuôn mặt già nua nhưng sâu trong trí nhớ tôi, khuôn mặt ấy vẫn thân thương và ấm áp đến lạ. Bởi đó là khuôn mặt của bà nội, khuôn mặt của người đã luôn yêu thương tôi bằng cả tấm lòng, bằng tất cả những gì tốt đẹp nhất bà có. Mái tóc bà vẫn còn dày, nhưng lại bạc trắng. Nhớ những ngày hè nóng bức, mỗi lần bà gội đầu xong, tôi lại ngồi sau bà, chải tóc giúp bà. Cảm nhận mái tóc dày nhưng bạc trắng xóa và hơi khô của bà, cảm nhận cả niềm vui lan ra từ bà. Rồi bà kéo tôi vào lòng, dùng đôi bàn tay gầy guộc và hơi nứt nẻ vuốt ve mái tóc tôi, thì thầm hỏi tôi có yêu bà không?
Có lẽ, tôi sẽ không bao giờ quên được, những buổi tối mùa hè trăng thanh gió mát, tôi nằm bên bà dưới mái hiên nhà. Nghe tiếng dế kêu ran, nghe bà kể chuyện cổ tích “Ngày xửa ngày xưa...”. Tôi đã nghe mà không biết chán như thế. Để rồi khi bà không còn bên tôi, tôi biết mình sẽ không còn một lần nào được quay lại thời ấu thơ như thế nữa. Tôi thương bà nội, bà đã từng cô đơn đến nhường nào khi không còn ông nội. Bởi vậy, khi có tôi bầu bạn, bà vui vẻ, bà dành cho tôi hết mọi yêu thương và những điều tốt đẹp. Tôi đã trải qua một tuổi thơ êm đềm và nhiều kỉ niệm bên bà như thế đó.
Đó là một ngày mưa vào cuối năm lớp năm, tôi tan học và trở về nhà. Tôi thấy trong nhà có rất nhiều cô bác, tôi thấy cả bố và mẹ đang khóc. Và tôi thấy cả người bà tôi yêu quý nhất đang nằm bất động trên giường. Tôi chạy ùa vào bên giường, ngơ ngác. Bà thở hắt từng hơi, thấy tôi bà cố đưa đôi tay gầy quen thuộc vỗ tay tôi. Rồi đôi mắt bà nhắm lại, an tĩnh với nụ cười nhẹ nhàng nhất mà tôi từng thấy. Bà phải đi tìm ông nội rồi, và tôi sẽ chỉ có thể gặp được bà trong những giấc mơ sau này.
Tôi luôn nhớ về bà nội với niềm vui và cả nỗi buồn. Những năm tháng bên bà thật sự là quãng thời gian tràn đầy kỉ niệm và đáng nhớ vô cùng. Tôi tự nhủ, sẽ mãi mãi khắc sâu hình bóng người bà thân thương vào sâu thẳm trái tim. Cảm ơn bà đã cho tôi một tuổi thơ tốt đẹp và tràn ngập tình yêu thương.
Xem thêm bài viết khác
- Hình ảnh nào của Gióng là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em?
- Sau khi được đọc bài văn, giả dụ được làm người hướng dẫn khách du lịch đi tham quan động Phong Nha, em sẽ giới thiệu thế nào về “Đệ nhất kì quan” này?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Mưa
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Cây tre Việt Nam
- Hãy cho biết vì sao trong đoạn kết nhà thơ lại viết "Đêm nay Bác không ngủ / Vì một lẽ thường tình / Bác là Hồ Chí Minh"
- Soạn bài: Lòng yêu nước
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
- Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc (trên biển, trên sống, trên núi hay ở đồng bằng) mà em đã quan sát được.
- Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng, cảnh biển thay đổi như thế nào? Vì sao?
- Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có điều gì kì lạ? Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai?
- Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về sự việc: Bà mẹ Mạnh Tử đang ngồi dệt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung
- Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên Vương và Lang Liêu được truyền ngôi vua?