Soạn bài: Vượt thác

  • 1 Đánh giá

Vượt thác là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Võ Quảng. Khi nhận xét về tác phẩm này, nhà văn Tô Hoài đã từng có nhận xét như sau: “Đã có những truyện dài viết cho các em. Nhưng truyện viết cẩn thận, công phu, có giá trị giáo dục và hay hãy còn hiếm. Quê Nội là một trong những chuyện hiếm ấy”. Liệu nó có đúng như lời Tô Hoài đã nói, chúng ta sẽ cùng khám phá đoạn trích “Vượt thác” để khám phá bài học.

A. Kiến thức trọng tâm

1. Giới thiệu tác giả

  • Võ Quảng (1920 – 2007) quê ở tỉnh Quảng Nam
  • Là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi.

2. Giới thiệu tác phẩm

  • Văn bản “Vượt thác” trích từ chương XI của truyện “ Quê Nội” (1974)

3. Bố cục tác phẩm

  • Phần 1: Từ đầu….thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước: Cảnh dòng sông và hai bên bờ trước khi con thuyền vượt thác.
  • Phần 2: Tiếp đó….thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò: Thuyền qua đoạn sông có thác dữ.
  • Phần 3: Tiếp đó…..hết: Cảnh dòng sông và hai bên bờ sau khi con thuyền vượt thác.

4. Tóm tắt tác phẩm

  • Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: đoạn sông phẳng lặng, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật Dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: Trang 40 sgk Ngữ văn 6 - tập 2

Bài văn miêu tả một cuộc vượt thác của con thuyền theo trình tự thời gian và không gian như sau:

  • Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác.
  • Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ.
  • Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ

Dựa vào trình tự trên, em hãy tìm bố cục của bài văn.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 40 sgk Ngữ văn 6 – tập 2

Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài đã có đổi thay như thế nào theo từng chặng đường của con thuyền? Theo em, vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện trong bài văn này là ở chỗ nào? Vị trí quan sát ấy có thích hợp không? Vì sao?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trang 40 sgk Ngữ văn 6 – tập 2

Cảnh con thuyền vượt thác được miêu tả như thế nào? Hãy tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác. Những cách so sánh nào đã được sử dụng?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: Trang 40 sgk Ngữ văn 6 – tập 2

Ở đoạn văn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây thu trên bờ sông. Em hãy chỉ ra hai hình ảnh ấy và cho biết tác giả đã sử dụng các chuyển nghĩa nào ở mỗi hình ánh. Nêu ý nghĩa của từng trường hợp.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 5: Trang 40 sgk Ngữ văn 6 – tập 2

Qua bài văn, em cảm nhận như thế nào về thiên nhiên và con người lao động đã được miêu tả?

=> Xem hướng dẫn giải

Phần luyện tập

Câu 1: Trang 41 sgk Ngữ văn 6 - tập 2

Hai bài “Sông nước Cà Mau” và “Vượt thác” đều miêu tả cảnh sông nước. Em hãy nêu những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả ở mỗi bài và nghệ thuật miêu tả của mỗi tác giả?

=> Xem hướng dẫn giải

Phần tham khảo, mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Vượt thác của Võ Quảng

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Vượt thác


  • 2 lượt xem
Cập nhật: 08/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Ngữ Văn 6 mới