Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài đã có đổi thay như thế nào theo từng chặng đường của con thuyền?
Câu 2: Trang 40 sgk Ngữ văn 6 – tập 2
Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài đã có đổi thay như thế nào theo từng chặng đường của con thuyền? Theo em, vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện trong bài văn này là ở chỗ nào? Vị trí quan sát ấy có thích hợp không? Vì sao?
Bài làm:
- Cảnh dòng sông và hai bên bờ đã thay đổi theo từng chặng của con thuyền:
- Đoạn sông khi chưa đến thác: Những bãi dâu bạt ngàn; những con thuyền chở hàng…; vườn tược um tùm; những chùm cổ thụ trầm ngâm… núi cao như chắn ngang trước mặt…
- Đoạn có nhiều thác đổ: Dòng sông như dựng đứng lên…; nước từ trên cao phóng xuống nhanh, mạnh, chảy đứt đuôi rắn.
- Đoạn qua khỏi thác: Sông quanh co nhưng bớt hiểm trở; Qua nhiều lớp núi => đồng ruộng bằng phẳng.
- Trong tác phẩm này, tác giả đã ngồi trên thuyền khi đi dọc theo dòng sông.
- Đây là vị trí rất thích hợp vì: Người quan sát có thể thấy được những cảnh tượng đang thay đổi trên hai bên bờ sông. Vừa quan sát được viễn cảnh – lại vừa nhìn được cận cảnh như những thước phim quay chậm. Cận cảnh được tái hiện qua tâm trạng của người trong cuộc từ sự náo nức, nôn nao lúc bắt đầu cuộc hành trình: “Thuyền rẽ sóng bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp” để thả hồn đắm say vào những cảnh vật thiên nhiên thơ mộng kì thú. Với những ngàn dâu bạt ngàn đến tận những làng xa tít “ những chân cây cổ thụ” hùng vĩ uy nghi “ những thác nước dựng đứng phòng lên từ trên cao xuống” đến sự cảm phục ngưỡng mộ về sự “ oai linh và hùng vĩ” của con người khi vượt qua thác dữ.
Xem thêm bài viết khác
- Tả hình ảnh một lực sĩ đang nâng cử tạ
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Sông nước Cà Mau
- Nội dung tấm biển đề treo ở cửa hàng có mấy yếu tố? Vai trò của từng yếu tố?
- Bài văn miêu tả một cuộc vượt thác của con thuyền theo trình tự thời gian và không gian như sau:
- Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ, cao quý về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng?
- Soạn bài: Treo biển
- Đặt dấu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn
- Nhắc lại định nghĩa “Truyện ngụ ngôn” và tên gọi những truyện ngụ ngôn đã học
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Mưa
- Cách dùng dấu phẩy của tác giả Thép mới trong câu văn dưới đây tạo nên nhịp điệu như thế nào
- Soạn bài: Thầy bói xem voi