Tập lập ý bài văn biểu cảm theo các đề
54 lượt xem
Câu 1: (Trang 121 - SGK Ngữ văn 7 tập 1)Tập lập ý bài văn biểu cảm theo các đề sau:
a. Cảm xúc về vườn nhà.
b. Cảm xúc về con vật nuôi.
c. Cảm xúc về người thân.
d. Cảm nghĩ về mái trường thân yêu.
Bài làm:
DÀN Ý THAM KHẢO
a. Cảm xúc về vườn nhà.
1. Mở bài:
Giới thiệu về vườn nhà và cảm xúc đối với vườn
Tình cảm của bản thân với khu vườn
2. Thân bài:
- Miêu tả lai lịch vườn: diện tích khu vườn, cây cối, sự bày trí cảnh quan
- Vườn và cuộc sống vui buồn của gia đình
- Vườn và lao động của cha mẹ
- Vườn qua bốn mùa
3. Kết bài: Cảm xúc về vườn nhà
b. Cảm xúc về con vật nuôi.
1. Mở bài:
- Giới thiệu chung:
- Con vật nuôi của nhà em là gì? (ví dụ: con trâu, con chó…)
- Nuôi được bao lâu?
2. Thân bài:
- Kể về con vật: ngoại hình, màu lông,…..
- Kỉ niệm đáng nhớ của em với con vật đó
- Tình cảm của em đối với con vật: hết lòng chăm sóc, yêu thương gắn bó…
3. Kết bài
- Cảm nghĩ của em về con vật đó.
c. Cảm xúc về người thân
1. Mở bài
- Giới thiệu đối tượng biểu cảm (ai) và tình cảm chung với đối tượng ( yêu quý, tự hào, biết ơn..)
2. Thân bài
- Biểu cảm cụ thể về người đó.
- Biểu cảm về vẻ đẹp ngoại hình, tính tình, tài năng ( nét tiêu biểu) —> yêu, quý, khâm phục…
- Biểu cảm về đối tượng ở những kỉ niệm sâu sắc (hai, ba kỉ niệm) —> hiểu rõ hơn, yêu quý hơn, khâm phục…
- Biểu cảm về vai trò của người đó đối với mình ( quan trọng thế nào, nếu có, nếu không…)
3. Kết bài.
- Khẳng định lại tình cảm yêu quý của mình với đối tượng.
- Liên hệ mình cần làm gi để thự hiện tình cảm trên.
d. Cảm nghĩ về mái trường thân yêu.
1. Mở bài: Giới thiệu về mái trường và tình cảm, gắn bó, tự hào về trường mình.
2.Thân bài:
Biểu cảm về ngôi trường qua các khía cạnh như.
- Vẻ đẹp của ngôi trường ( khang trang, rộng lớn…)
- Sơ lược tiểu sử ngôi trường: xây dựng từ bao giờ
- Số dãy nhà, số phòng học
- Cây cối, bồn hoa trong trường
- Mái trường mang tên vị anh hùng, danh nhân nào…
- Kỉ niệm sâu sắc với ngôi trường.
- Ngày đầu tiên tới trường ( bỡ ngỡ, rụt rè…)
- Kỉ niệm với bạn bè: (chia nhau cái bánh, cái kẹo, giúp đỡ nhau học tập, gắn bó như anh em…
- Kỉ niệm với thầy cô: dạy dỗ em nên người, hình thành nhân cách, quan tâm tới học sinh, truyền đạt những kiến thức bổ ích…
- Cảm nghĩ về mái trường
- Cho em kiến thức bao la, rộng lớn. Ngôi nhà thứ hai của em
- Vun đắp tình bạn bè, tình thầy trò ấm áp, thiết tha
- Nhen nhóm ước mơ và cho ta hành trang thực hiện mơ ước..
3. Kết bài:
- Khẳng định tình cảm yêu mến và dù mai sau có đi đâu thì vẫn nhớ về ngôi trường thân yêu.
- Tích cực học tập để phát huy truyền thống của nhà trường.
Xem thêm bài viết khác
- Điền thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo từ ghép đẳng lập: núi, ham, xinh, mặt, học, tươi
- Soạn văn bài: Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo)
- Em đã từng tạo lập văn bản trong những tiết tập làm văn. Hãy trả lời các câu hỏi sau
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Bài ca nhà tranh bị gió thu tàn phá
- Nội dung chính bài: Chữa lỗi về quan hệ từ
- Soạn văn bài: Cảnh khuya và rằm tháng giêng
- Sông núi nước Nam là một bài thơ thiên về sự biểu ý (bày tỏ ý kiến). Vậy nội dung biểu ý đó được thể hiện theo một bố cục như thế nào? Hãy nhận xét về bố cục và cách biểu ý đó?
- Soạn văn bài: Mạch lạc trong văn bản
- Thêm quan hệ từ thích hợp (có thể thêm một vài từ khác) để hoàn chỉnh các câu sau
- Từ việc đọc hiểu hai câu thơ cuối, băng trí tưởng tượng, hãy viết một đoạn văn khoảng 5 6 dòng đế tả cảnh mục đồng thổi sáo dẫn trâu về nhà khi chiều xuống
- Nội dung chính bài Những câu hát châm biếm
- Nội dung chính bài: Từ đồng nghĩa