Nội dung chính bài Cảnh khuya và rằm tháng giêng
Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Cảnh khuya và rằm tháng giêng"
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: Hồ Chí Minh (1890 - 1969) quê ở Nam Đàn, Nghệ An. Lớn lên hoạt động cách mạng và trở thành người có công tìm ra con đường cứu nước cho Việt Nam. Sinh thời Hồ Chí Minh chưa bao giờ nhận làm nhà thơ nhà văn nhưng trong quá trình hoạt động Người đã dùng thơ văn để đấu tranh tư tưởng với bọn giặc.
- Tác phẩm: Cảnh khuya và Rằm tháng riêng là hai bài thơ thất ngôn tứ tuyệt hay được. Viết 1947, ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.. Hai bài thơ thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tình yêu đối với đất nước và phong thái ung dung tự tại của Bác Hồ.
2. Phân tích bài thơ" Cảnh khuya":
a. Bức trang cảnh khuya (Hai câu thơ đầu):
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
- Nghệ thuật so sánh:Tiếng suối trong như tiếng hát xa của con người. -> Tác dụng: Tiếng suối (thiên nhiên) trở nên gần gũi, thân mật như con người, giống như con người trẻ trung, trong trẻo đầy sức sống
- Lấy động để tả tĩnh: Tiếng suối xa diễn tả cảnh đêm khuya tĩnh lặng, thanh bình.
- Điệp từ “lồng” nhấn mạnh sự xuyên tỏa của ánh sáng trăng khuya, sự giao hòa, quấn quýt giữa cảnh vật
=> Bức tranh thiên nhiên đêm rằm mùa xuân đẹp, bát ngát, rộng lớn và tràn đầy sức sống
b. Tâm trạng nhà thơ (Hai câu thơ cuối):
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Biện pháp tu từ so sánh: so sánh khung cảnh đêm khuya như một bức tranh vẽ, có thể hiểu theo hai nghĩa:
- Khung cảnh chốn rừng núi vào đêm trăng tươi đẹp như một bức tranh.
- Khung cảnh đêm khuya cùng con người trầm tư, yên lặng, không chuyển động - luôn tĩnh lặng như một bức tranh.
- Điệp từ: Chưa ngủ mở ra 2 phía của tâm trạng
=> Tâm trạng nỗi lòng của người thi sĩ trong đêm khuya không phải chỉ là không ngủ vì cảnh đêm quá đẹp mà ở đây là nỗi lòng của Người đứng đầu dẫn dắt cả dân tộc khi luôn đau đón trong tim nỗi lo lắng về vận mệnh đất nước.
3. Phân tích bài thơ " Rằm tháng giêng":
a. Thiên nhiên Tây Bắc (Hai câu thơ đầu):
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân;
- Không gian cao rộng bát ngát, tràn đầy ánh sáng và sức sống của mùa xuân trong đêm rằm tháng giêng.
- Điệp từ: "xuân"
-> Nhấn mạnh sự diễn tả vẻ đẹp và sức sống mùa xuân đang tràn ngập cả đất trời.
-> Cảm xúc nồng nàn, thiết tha trước vẻ đẹp thiên nhiên của Bác.
b. Hình ảnh con người (Hai câu thơ cuối):
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
Vẻ đẹp của con người:
- " Bàn việc quân" : bàn việc kháng chiến, bàn việc sinh tử của của dân tộc
- Hình ảnh “trăng ngân đầy thuyền”: sức lan tỏa của ánh trăng trong đêm rằm và qua đó thể hiện ý nguyện, mong muốn vươn tới thành công trong sự nghiệp cách mạng
=> Mở ra một không khí thời đại, không khí hội họp luận bàn việc quân, việc nước rất bí mật khẩn trương của Đảng, chính phủ và Bác Hồ trong những năm tháng gay go ấy.
=> Phong thái ung dung, lạc quan, luôn tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng và tâm hồn giao cảm, hòa hợp với thiên nhiên của Bác
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Phân tích bài thơ" Cảnh khuya":
a. Bức trang cảnh khuya (Hai câu thơ đầu):
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh vật sống động, tầng lớp lung linh, quấn quýt, có đường nét, hình khối đa dạng với 2 mảng màu sáng, tối:
- Tiếng suối róc rách êm tai trong trẻo như tiếng một cô gái đang hát.
- Ánh trăng đêm khuya tạo thành những bóng hoa trên mặt đất.
- Điệp từ “lồng” nhấn mạnh vào sự xuyên tỏa của ánh sáng trăng khuya.
=> Cảnh vật dưới ánh trăng tầng tầng lớp lớp, có đường nét, hình khối lung linh quấn quýt bởi sự lặp lại hai lần từ "lồng" trong câu thơ. Bức tranh thiên nhiên chỉ có hai màu sáng tối mà vẫn phô diễn vẻ đẹp riêng đầy quyến rũ. Trong thơ có họa, có dáng vươn cao tỏa rộng của vòm cây cổ thụ lấp loáng ánh trăng, có bóng lá, bóng cây, bóng trăng in nơi khóm hoa, nơi mặt đất, đan dệt quyện hòa huyền diệu mà ấm áp hữu tình. Văng vẳng cùng âm thanh tiếng suối trong veo, cao vút vang xa, thiên nhiên Việt Bắc đẹp tĩnh lặng, thẳm sâu mà lung linh, gần gũi...
b. Tâm trạng nhà thơ (Hai câu thơ cuối):
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Hai câu thơ cuối: hình ảnh con người xuất hiện và trở thành trung tâm của bài thơ:
- Cảnh khuya trong trẻo, tĩnh lặng càng làm nổi bật hình ảnh Bác Hồ thao thức không yên trong đêm vắng. Người hoà mình vào thiên nhiên để cất tiếng thơ ngợi ca thiên nhiên núi rừng song đó chỉ là giây phút phiêu du vào mây gió còn tâm hồn người thực sự đang gửi gắm ở một chân trời khác: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
- Hai chữ “chưa ngủ” là nỗi thao thức, là tâm trạng. “Chưa ngủ” vì “cảnh khuya như vẽ” đã dẫn hồn thi nhân vào cõi mộng say trăng, say thiên nhiên. “Chưa ngủ” còn vì một nỗi sâu xa hơn vì “lo nỗi nước nhà”. Hai câu cuối bài Cảnh khuya đã diễn tả một cách bình dị mà thấm thía tình yêu thiên nhiên thiết tha, tình yêu nước sâu nặng của Bác Hồ. Ở đây tâm hồn thi sĩ đã chan hòa với lý tưởng chiến sĩ như Bác đã nói: “Một ngày mà Tổ quốc chưa được thống nhất, đồng bào còn chịu khổ, là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”.
2. Phân tích bài thơ " Rằm tháng giêng":
a. Thiên nhiên Tây Bắc (Hai câu thơ đầu):
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân;
- Hai câu đầu mở ra một không gian cao rộng, mênh mông, tràn đầy ánh sáng và sức sống trong đêm “Nguyên tiêu”. Bầu trời và vầng trăng như không có giới hạn, dòng sông, mặt nước tiếp lẫn, liền với trời. Đây là sông mùa xuân, nước mùa xuân, trời mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, nhưng cũng là dòng sông tuổi trẻ, sức trẻ của tháng giêng, tháng đầu của mùa đầu tiên trong năm- mùa xuân đang tràn ngập cả đất trời.
- Tâm hồn thi sĩ: Tình yêu thiên nhiên mãnh liệt tha thiết.Bằng cách miêu tả khái quát, toàn cảnh, nắm được cái thần của sự vật theo bút pháp truyền thống phương Đông.
b. Hình ảnh con người (Hai câu thơ cuối):
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
- Vẽ nên không gian huyền ảo trong đêm trăng "Yên ba thâm xứ ". Giữa khung cảnh huyền ảo ấy là hình ảnh con người đang tất bật bàn việc quân, lo việc nước việc bí mật khẩn trương của Đảng, chính phủ và Bác Hồ trong những năm tháng gay go ấy.
- Hình ảnh con thuyền sau lúc bàn bạc việc quân trở về lướt đi phơi phới trong ngập tràn ánh trăng"ngân đầy thuyền"=> Con người hướng về thiên nhiên tươi đẹp đầy ánh trăng.
=> Hai câu cuối với giọng thơ vừa cổ điển, vừa hiện đại, khoẻ khoắn, trẻ trung đã thể hiện tinh thần lạc quan và phong thái ung dung, niềm tin vào ý Đảng, lòng dân, vào cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì gian khổ nhưng nhất định thắng lợi. Từnhững câu thơ đó toát lên tình yêu thiên nhiên thắm thiết và những rung cảm tinh tế trước thiên nhiên, đất nướccủa Bác. .
3. Tổng kết
Nội dung- Ý nghĩa:
- Cảnh khuya: Bài thơ thể hiện một đặc điểm nổi bật của thơ HCM: sự gắn bó, hoà hợp giữa thiên nhiên và con người.
- Rằm tháng giêng:
- Cảnh núi rừng Việt Bắc trong một đêm trăng đẹp, nhưng trong lòng tác giả vẫn canh cánh một nỗi niềm lo cho nước cho dân.
- Bài thơ toát lên vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ - chiến sĩ HCM trước vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp còn nhiều gian khổ.
Nghệ thuật:
- Cảnh khuya:
- Có nhiều hình ảnh thơ lung linh, kì ảo
- Sáng tạo về nhịp điệu.
- Sử dụng phép tu từ so sánh, điệp từ có tác dụng miêu tả chân thực âm thanh, hình ảnh trong rừng đêm .Rắm tháng giêng
- Từ ngữ gợi hình,biểu cảm
- Sử dụng điệp từ có hiệu quả.
Xem thêm bài viết khác
- Có phải người mẹ đang trực tiếp nới với con không? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
- Soạn văn bài: Luyện nói văn biểu cảm về sự vật, con người
- Hãy nêu lên vị trí và ý nghĩa của đoạn cuối trong việc thể hiện tình cảm của tác giả với Sài Gòn.
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Mẹ tôi
- Soạn văn bài: Từ Hán Việt
- Nội dung chính bài Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình
- Soạn văn bài: Ôn tập phần tiếng việt trang 183
- Các từ máu mủ, mặt mũi, tóc tai, râu ria, khuôn khổ, ngọn ngành, tươi tốt, nấu nướng, ngu ngốc, mệt mỏi, nảy nở là từ láy hay từ ghép?
- Soạn văn bài: Bạn đến chơi nhà
- Em đã từng tạo lập văn bản trong những tiết tập làm văn. Hãy trả lời các câu hỏi sau
- Soạn văn bài: Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
- Chắc em biết câu chuyện cố tích kể về một anh trai cày đã đẵn đủ trăm đốt tre nhưng không nhờ đến phép màu của Bụt thì không sao có được cây tre trăm đốt. Câu chuyện ấy có giúp em hiểu được điều gì cụ thế hơn về vai trò của liên kết trong văn bản không?