Đọc lại đoạn văn “tôi yêu sông xanh, núi tím” đến “mở hội liên hoan” và cho biết: Cảnh sắc của mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được gợi tả như thế nào, qua những chi tiết nào?
Câu 3: Trang 177 sgk ngữ văn 7 tập 1
Đọc lại đoạn văn “tôi yêu sông xanh, núi tím” đến “mở hội liên hoan” và cho biết:
a. Cảnh sắc của mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được gợi tả như thế nào, qua những chi tiết nào?
b. Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người như thế nào? Những tình cảm gì trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi mùa xuân đến?
c. Em có nhận xét gì về giọng điệu và ngôn ngữ của đoạn văn này?
Bài làm:
a. Cảnh sắc của mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được gợi tả qua những chi tiết:
- Tác giả đã gợi tả được cái đặc trưng của thời tiết và khí xuân miền Bắc với “mưa rêu rêu, gió lành lạnh”.
- Những âm thanh quen thuộc: tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, những câu hát huê tình.
- Không khí của mùa xuân nồng ấm trong khung cảnh gia đình, đầm ấm đoàn tụ với bàn thờ tố tiên, đèn nến, hương trầm và tình cảm gia đình đầm ấm yêu thương.
- Những hình ảnh, âm thanh được lựa chọn đặc sắc đã gợi lên một mùa xuân không thể nào phai trong tâm hồn của người xa xứ.
b. Khi mùa xuân đến, muôn loài đều căng tràn nhựa sống. Đó là sức sống mãnh liệt của thiên nhiên (máu căng lên trong lộc nai, mầm non của cây cối…). Sức sống của con người (nhựa sống trong người căng lên, tươi trẻ hơn, thêm khao khát yêu thương).Qua đó ta thấy được một mùa xuân trong đôi mắt quan sát của tác giả vô cùng trẻ trung, đằm thắm.
c. Ngôn ngữ miêu tả tinh tế, thiên về gợi cảm, giọng điệu da diết, tràn đầy cảm xúc đã miêu tả một hình ảnh mùa xuân tràn đầy sức sống.
Xem thêm bài viết khác
- Viết đoạn văn có sử dụng các quan hệ từ. Gạch chân dưới những quan hệ từ đó
- Trong phần thứ hai của bài, tác giả tập trung nói về nét nổi bật trong phong cách của người Sài Gòn. Nét đặc trưng của phong cách ấy là gì? Thái độ, tình cảm của tác giả đối với con người Sài Gòn được biểu hiện
- Bài tùy bút này nói về cái gì? Để nói về đối tượng ấy tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Phương thức nào là chủ yếu? Bài văn có mấy đoạn?
- Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm trong các từ sau
- Nội dung chính bài Sài Gòn tôi yêu
- Các từ máu mủ, mặt mũi, tóc tai, râu ria, khuôn khổ, ngọn ngành, tươi tốt, nấu nướng, ngu ngốc, mệt mỏi, nảy nở là từ láy hay từ ghép?
- Phân tích hai câu thơ đầu của bài thơ “Cảnh khuya” chú ý âm thanh và cách so sánh
- Tại sao có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở mà không thể nói một cuốn sách vở?
- Soạn văn bài: Quan hệ từ
- Điền các từ láy vào trước hoặc sau các tiếng gốc để tạo thành từ láy
- Bài 2 là tâm trạng người phụ nừ lấy chồng xa quê. Hãy nói rõ tâm trạng đó qua việc phân tích các hình ảnh thời gian, không gian, hành động và nỗi niềm của nhân vật
- Thêm quan hệ từ thích hợp (có thể thêm một vài từ khác) để hoàn chỉnh các câu sau