Nội dung chính bài Một thứ quà của lúa non: Cốm
Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Một thứ quà của lúa non: Cốm "
Bài làm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: Thạch Lam ( 1910- 1942) tại Nội, tên khai sinh Nguyễn Tường Lân là nhà văn nổi tiếng của nhóm Tự lực văn đoàn trước 1945. Ông là một cây bút tế, nhạy cảm trong việc khai thác thế giới cảm xúc cảm giác của con người.
- Tác phẩm: Cốm được viết theo thể tuỳ bút, được rút từ tập "Hà Nội băm sáu phố phường" (1943).
- Thể loại: Tùy bút
2. Phân tích
a. Cảm nghĩ về nguồn gốc của cốm:
Cảm nhận cốm bằng khứu giác: "Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như bào trước mùa về của một thứ quà thanh nhã và tinh khiết"=> Khơi gợi cảm hứng của tác giả
Những hình ảnh, chi tiết về cốm:
- Khi đi qua những cánh đồng xanh, ngửi thấy mùi thơm của bông lúa non.
- Hình dung:
- “Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ”.
- “Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lạ, bông láu ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời”.
- Cốm làng Vòng là loại cốm dẻo, thơm và ngon nhất.
- Cốm thành nhu cầu thưởng thức của người Hà Nội.
⇒ Từ ngữ, hình ảnh, chọn lọc, tinh tế, giọng văn nhẹ nhàng, câu văn có nhịp điệu gần với nhịp thơ. Từ một thứ quà quê, cốm Vòng đã trở thành một nét văn hoá ẩm thực của Hà Nội thanh lịch, tao nhã.
=> Cốm - sản vật của tự nhiên, đất trời là chất quý sạch của trời trong vỏ xanh của hạt lúa non trên những cánh đồng.
=> Cốm gắn liền với những kinh nghiệm quý về quy trình, cách thức làm cốm được truyền từ đời này sang đời khác.
=> Thể hiện thái độ: yêu quý, trân trọng cội nguồn trong sạch, đẹp đẽ, giàu sắc thái dân tộc của cốm.
b. Cảm nghĩ về giá trị của cốm:
- Cốm: thứ quà riêng biệt của đất nước.
- Việc dùng cốm làm lễ vật sêu tết thật thích hợp và có ý vị sâu xa.
- Chi tiết chọn lọc gợi nhiều liên tưởng, kỉ niệm
- Cốm gắn liền với phong tục lễ tết thiêng liêng của dt, với ước mong hạnh phúc của con người
- Sự hoà hợp giữa cốm - hồng=> âm dương hoà hợp, hạnh phúc lâu bền, nhiều con lắm cháu (triết lý phồn thực và sùng bái con người, của văn hoá nông nghiệp).
-> Cốm vừa có giá trị tinh thần vừa có giá trị văn hóa.
-> Niềm tự hào và ý thức thức giữ gìn cốm
c. Cảm nghĩ về cách thưởng thức cốm:
- Ăn: chậm rãi, thong thả, ngẫm nghĩ-> cảm được hương vị đồng quê." Thấy thu lại… trên hồ".
- Mua: nhẹ nhàng, trân trọng. Vì:
- Cốm là lộc trời.
- Cái khéo léo của người làm cốm.
=> Cách thưởng thức ẩm thực thanh nhã, cao sang, gắn liền với nếp sống thanh lịch của người HN.
=> Sáng tạo trong lời văn xen kể và tả chậm rãi, ngẫm nghĩ, mang nặng tính chất tâm tình, nhắc nhở nhẹ nhàng.
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1.Cảm nghĩ về nguồn gốc của cốm:
Mở đầu, tác giả không vội trưng ra vẻ đẹp, vẻ thanh của cốm mà từ từ dẫn dắt người đọc đến với thứ quà đặc biệt này bắt đầu từ nguồn gốc của nó:
- Cách mở bài như thế rất tự nhiên, sinh động và cuốn hút. Dường như tác giả đã vận dụng tối đa các giác quan để cảm nhận nguồn gốc thiên nhiên trong sạch, thuần khiết của cốm. Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của thức quà thanh nhã và tinh khiết. Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng giọt sữa dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời. => Ngòi bút tài hoa của Thạch Lam đã biến một câu giải thích hết sức giản đơn là cốm được làm từ lúa nếp non thành cả một đoạn văn giàu tính nghệ thuật được dệt nên bởi những hình ảnh và từ ngữ đẹp đẽ, trau chuốt có sức hấp dẫn
- Nhà văn không đi sâu miêu tả công việc làm cốm, mà chỉ lưu ý rằng đó là một nghệ thuật với một loạt cách chế biến, những cách thức làm truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn. Trong cảm xúc của Thạch Lam, hình ảnh những cô gái hàng cốm làng Vòng hiện ra xiết bao thân thương, trìu mến. Lấy vẻ đẹp của người tôn lên vẻ đẹp của cốm. Cốm hấp dẫn con người không chỉ bởi hương vị thanh khiết của nó mà còn bởi vẻ đẹp của chính những người làm ra nó. Trong cốm không chỉ có hương vị của cây cỏ đất trời mà còn có thần thái, sinh khí của con người.
2. Cảm nghĩ về giá trị của cốm:
- Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dăng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.
- Một giá trị đặc sắc chứa đựng trong những hạt cốm bình dị, khiêm nhường mà không phải ai cũng nhận thấy.
- Sự hoà hợp tương xứng:
- Hồng cốm ở màu của hồng như ngọc lựu già và ốm màu ngọc thạch. Hai sự vật trở nên cao quý.
- Hương vị: một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc-> 2 thứ nâng đỡ cho nhau
- Cốm là sản phẩm chứa đựng giá trị văn hóa và truyền thống của dân tộc. Qua đó, thể hiên sự trân trọng của tác giả đối với những giá trị của cốm
3. Cảm nghĩ về cách thưởng thức cốm:
- Với Thạch Lam, ăn Cốm vốn là thưởng thức những giá trị kết tinh ở đó, vì thế: Ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu cả lại trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.
- Đây không phải là cách ăn thoả thích, ăn cho no bụng mà ăn chậm để ngẫm nghĩ từng chút hương vị của cốm, của màu sắc, của tất cả cái xanh non, dịu dàng mềm dẻo ướp trong hương sen
- Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ, sự tinh tế và thái độ trân trọng, cái nhìn văn hoá trong ẩm thực.
Tổng kết
- Nội dung- Ý nghĩa: Những cảm giác lắng đọng, tinh tế, sâu sắc của Thạch Lam về văn hoá và lối sống của người Hà Nội.
- Nghệ thuật:
- Ngòi bút tinh tế, nhạy cảm
- Lời văn trang trọng, đầy cảm xúc, giàu chất thơ
Xem thêm bài viết khác
- Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Điều đó biểu hiện ở những chi tiết nào trong bài?
- Nội dung chính bài Mùa xuân của tôi
- Phân tích cụm từ “Rủ nhau” và nêu nhận xét của em về cách tả cảnh của bài 2. Địa danh và cảnh trí trong bài gợi lên điều gì? Suy ngẫm của em về câu hỏi cuối bài ca: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”
- Từ việc đọc hiểu hai câu thơ cuối, băng trí tưởng tượng, hãy viết một đoạn văn khoảng 5 6 dòng đế tả cảnh mục đồng thổi sáo dẫn trâu về nhà khi chiều xuống
- Theo em tại sao người bố không nói trực tiếp với En- ri- cô mà lại viết thư?
- Hãy phân tích những nỗi thương thân của người lao động qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài 2?
- Soạn văn 7 bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I trang 184
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Mẹ tôi
- Bài học rút ra cho bản thân từ văn bản Mẹ tôi, viết thành một đọan văn
- Qua đặc điểm cảnh vật được miêu tả, ta có thể thấy những nét gì trong tâm hồn và tính cách nhà thơ?
- Một bạn cho rằng, ngày khai trường để vào lớp Một là ngày có ấn tượng sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người. Em có tán thành ý kiến đó không?
- Soạn văn bài: Bố cục trong văn bản