Có người cho rằng trong bài “Tĩnh dạ tứ” hai câu đầu là thuần túy tả cảnh, hai câu cuối thuần túy tả tình. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
Câu 1: (Trang 124 - SGK Ngữ văn 7 tập 1) Có người cho rằng trong bài “Tĩnh dạ tứ” hai câu đầu là thuần túy tả cảnh, hai câu cuối thuần túy tả tình. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
Bài làm:
- Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi: Vị trí miêu tả ánh trăng của nhà thơ ở “sàng tiền” (đầu giường), như vậy thể hiện sự thao thức, trằn trọc không ngủ được của nhà thơ có thể vì trăng đẹp quá, Lý Bạch vốn rất yêu trăng và cả vì nỗi nhớ nhà của kẻ xa quê.
- Câu thơ thứ hai, chữ “nghi” (ngỡ) ánh trăng sáng đã rọi tới đầu giường khiến tác giả ngỡ là sương trên mặt đất. Và vẻ đẹp dường như mơ hồ đó đã làm cho tác giả thao thức trong đêm.
- Như vậy, trong bài thơ này, hai câu đầu thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài: Chơi chữ
- Soạn văn bài: Đại từ
- Kể tên một số bài văn biểu cảm (trữ tình) hay mà em biết
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình
- Cảm nghĩ của em về bốn câu thơ cuối bài thơ Qua đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan)
- Căn cứ vào lời giới thiệu về thể thất ngôn bát cú Đường luật ở chú thích, em hãy nhận dạng thể thơ của bài Qua Đèo Ngang
- Nội dung và nghệ thuật bài thơ Qua đèo Ngang
- Phát hiện các từ dùng sai và thay thế bằng từ khác cho đúng
- Soạn văn bài: Nam quốc sơn hà
- Nội dung chính bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
- Em hãy đếm trong đoạn thơ có mây từ ta và trả lời các câu hỏi
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về tình cảm với quê hương của Lí Bạch qua Tĩnh dạ tứ