Từ bài Một thứ quà của lúa non: Cốm (Thạch Lam) hãy nêu cảm nhận của em về Cốm bằng một đoạn văn
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Từ bài Một thứ quà của lúa non: Cốm (Thạch Lam) hãy nêu cảm nhận của em về Cốm bằng một đoạn văn
Bài làm:
Mảnh đất Việt với hơn bốn ngàn năm gắn bó với nền nông nghiệp lúa nước. Bởi vậy, mà hạt lúa đã đi vào tâm hồn mỗi người dân như hạt ngọc trời ban tặng. Từ hạt lúa ấy đã chế biến nên Cốm – một thứ quà, một sản vật đậm đà truyền thống dân tộc. Mở đầu bài tùy bút, tác đã đã dẫn dắt người đọc người đọc tìm đến “thứ quà thanh nhã và tinh khiết”, về với nguồn gốc và nguyên liệu làm cốm. Bằng khả năng quan sát tinh tế và sự chắt lọc ngôn từ, tác giả đã miêu tả những hạt lúa non là “Một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ” như những gì tinh túy nhất của đất trời ban tặng. Và cách làm cốm không đâu ngon bằng bàn tay của những cô gái làng Vòng. Điều đó vừa gợi lên sự hấp dẫn của cốm vừa cho thấy bàn tay khéo léo, độ tinh tế trong ẩm thực của người Hà thành. Thạch Lam còn tập trung miêu tả những vẻ đẹp của cốm, đó là “quà riêng biệt” hay “Thức dân của những cánh đồng lúa bát ngát”. Cốm trở thành món quà sêu tết, cốm còn duyên hơn khi bén hương của trái hồng chín đỏ. Hương vị và màu sắc của chúng hòa quyện vào nhau, “cùng nâng đỡ nhau để được hạnh phúc lâu bền”. Như vậy, đó không chỉ là một thức quà đó còn là biểu tượng cho hạnh phúc lứa đôi, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống. Ngòi bút của Thạch Lam còn tinh tế hơn khi tiếp tục ngợi ca về cốm qua cách thưởng thức, cách ăn cốm, phải “thong thả và ngẫm nghĩ”. Bởi cốm chưa trong nó sự tinh túy của hương sen, hoa sen của đầm nước và của đôi tây mềm mại, tinh khiết của cô gái làng cốm.Đó là món quà được kết tinh từ bao báu vật của cuộc sống. Cốm là tinh hoa của mảnh đất Tràng An nên cách thưởng thức cũng thanh lịch, nhã nhặn như con người nơi đây. Từng câu chữ viết ra như nâng niu, trân trọng, tự hào về món quà tuyệt sắc ấy. Tự hào về cốm, ta thêm tự hào và trân trọng ngòi bút tinh tế của Thạch Lam. Chính ông đã khiến cho thức quà của dân tộc được giới thiệu để nhiều người biết đến, để hồn Việt mãi mãi được lưu truyền và gìn giữ đến thế hệ mai sau.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn bài: Các bước tạo lập văn bản
- Qua tiêu đề bài thơ ta thấy biểu hiện tình quê hương ở bài này có gì độc đáo?
- Hãy viết đoạn văn ngắn có sử dụng điệp ngữ
- Soạn văn bài: Từ Hán Việt (tiếp theo)
- Kể cho bố mẹ nghe một ít chuyện lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười,...) mà em đã gặp ở trường.
- Bài học rút ra cho bản thân từ văn bản Mẹ tôi, viết thành một đọan văn
- Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài “Rằm tháng giêng”. Câu thứ hai có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào?
- Nội dung chính bài Nam quốc sơn hà
- Sự biểu đạt của tình quê hương ở hai câu trên và hai câu dưới có gì khác nhau về giọng điệu?
- Điền các từ láy vào trước hoặc sau các tiếng gốc để tạo thành từ láy
- Soạn văn bài: Ôn tập phần tiếng việt (tiếp theo)
- Cùng với hình ảnh của nhân vật ta, cảnh tượng Côn Sơn được gợi tả bằng những chi tiết nào? Nhận xét về cảnh tượng Côn Sơn