Nội dung chính bài: Chơi chữ
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Chơi chữ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước... làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
- Các lối chơi chữ thường gặp: Dùng từ ngữ đồng âm; Dùng lối nói trại âm (gần âm); Dùng cách điệp âm; Dùng lối nói lái; Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
- Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố.
B. Nội dung chính cụ thể
1. Thế nào là chơi chữ
- Chơi chữ là cách biến hóa ngôn từ kết hợp tính nghệ thuật của người Việt. Nó được sử dụng phổ biến trong thơ ca chính thống và ca dao, tục ngữ gắn liền trong cuộc sống đời thường. Biện pháp tu từ này có tác dụng làm câu thơ, lời văn thêm phần dí dỏm, trào phúng và có tính giáo dục cao.
- Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố.
2. Các lối chơi chữ.
- Các lối chơi chữ thường gặp:
a. Dùng từ ngữ đồng âm
Bà già đi chợ cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói xem quẻ nói rằng.
Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn.
b. Dùng lối nói trại âm (gần âm)
- Có tài mà cậy chi tài. Chữ tài liền với chữ tai một vần.
c. Dùng cách điệp âm
Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.
d. Dùng lối nói lái
Con cá đối bỏ trong cối đá
Con mèo cái nằm trên mái kèo
e. Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa:
"Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non?"
hoặc:
Bà Đồ Nứa đi võng đòn tre, đến khóm trúc thở dài hi hóp .
Xem thêm bài viết khác
- Nếu có bạn thắc mắc sao không nói là ”Nam nhân cư” (người Nam ở) mà lại nói “Nam đế cư’ (vua Nam ở) thì em sẽ giải thích thế nào?
- Nội dung và nghệ thuật bài thơ Rằm tháng giêng
- Một bạn cho rằng, ngày khai trường để vào lớp Một là ngày có ấn tượng sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người. Em có tán thành ý kiến đó không?
- Ngoài biểu ý, Sông núi nước Nam có biểu cảm (bày tỏ cảm xúc) không? Nếu có thì thuộc trạng thái nào? (lộ rõ, ẩn kín). Hãy giải thích tại sao em chọn trạng thái đó?
- Nội dung và nghệ thuật bài thơ Qua đèo Ngang
- Nội dung chính bài Sài Gòn tôi yêu
- Hãy chỉ ra một cách đầy đủ các kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ và nêu tác dụng biểu cảm của các điệp ngữ đó?
- Viết đoạn văn có sử dụng từ đồng nghĩa chủ đề gia đình và gạch chân các từ đó
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tiếng gà trưa
- Chữa lại các câu văn sau cho hoàn chỉnh
- Đặt câu với mỗi từ: bình thường, tầm thường, kết quả, hậu quả
- Nội dung chính bài: Các bước tạo lập văn bản