Soạn văn bài: Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo)

  • 1 Đánh giá

Bài học này tiếp tục giúp các bạn ôn tập lại các phương thức biểu đạt và nội dung trữ tình tỏng các tác phẩm thơ văn trung đại. KhoaHoc xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Nguyễn Trãi có những câu thơ sau:

Suốt ngày ôm nỗi ưu tư

Đêm lạnh quàng chăn ngủ chẳng yên.

Và:

Bui một tấc lòng ưu ái cũ

Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.

  • Hai câu thơ trên đều diễn tả nỗi ưu sầu của nhà thơ và tấm lòng lo nước thương dân.
  • Hai câu thơ đều sử dụng thể thơ lục bát, phương thức biểu hiển: kể và tả.
  • Khác nhau: Câu thơ thứ nhất là hình ảnh nhân vật trữ tình thao thức, trằn trọc trong đêm khuya lạnh. Câu thơ thứ hai là hình ảnh nỗi nhớ được so sánh với nước triều dâng cuồn cuộn.

2. So sánh tình huống thể hiện tình yêu quê hương và cách thể hiện tình cảm đó qua hai bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" và "Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê"

  • Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh là nỗi nhớ quê hương của nhân vật trong hoàn cảnh một đêm trăng cô quạnh nơi xứ người. Bài thơ bộc lộ nỗi nhớ một cách trực tiếp, nhẹ nhàng và sâu lắng
  • Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: là nỗi nhớ của nhân vật trữ tình ngay khi mới trở về quê hương, nhân vật bị coi là xa lạ chính nơi mình đã sinh ra và lớn lên. Bài thơ được biểu cảm một cách gián tiếp bằng một giọng thơ sâu lắng, ngậm ngùi.

3. So sánh bài "Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều" với bài "Rằm tháng giêng" về hai vấn đề: cảnh vật được miêu tả và tình cảm được thể hiện

  • Giống nhau: Hai bài thơ đều thể hiện sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên. Đây cũng là nét đặc trưng thường thấy trong thơ trung đại.
  • Khác nhau:
  • Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều: Con người nằm ngủ, vương vấn nỗi buồn xa lánh bụi trần tìm về nơi tĩnh lặng, thể hiện nỗi buồn cô đơn của người lữ khách xa xứ.
  • Rằm tháng giêng: là hình ảnh người chiến sĩ cách mạng đang trằn trọc, lo lắng cho sự nghiệp cách mạng của đất nước. Đồng thời cũng thể hiện sự ung dung lạc quan, tràn đầy niềm tin phơi phới.

4. Đọc kĩ ba bài tùy bút trong bài 14, 15. Hãy lựa chọn những câu mà em cho là đúng:

Những câu đúng là:

b. Tùy bút không có cốt truyện và có thể không có nhân vật.
c. Tùy bút sử dụng nhiều phương thức (tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, lập luận) nhưng biểu cảm là phương thức chủ yếu.
e. Tùy bút có những yếu tố gần với tự sự nhưng chủ yếu thuộc loại trữ tình.


  • 5 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021