Tuy không phải là một bài thơ Đường luật song "Tĩnh dạ tứ" cũng sử dụng phép đối. So sánh về mặt từ loại trong hai câu cuối để bước đầu hiểu thế nào là phép đối
Câu 2: (Trang 124 - SGK Ngữ văn 7 tập 1) Tuy không phải là một bài thơ Đường luật song "Tĩnh dạ tứ" cũng sử dụng phép đối.
a. So sánh về mặt từ loại trong hai câu cuối để bước đầu hiểu thế nào là phép đối
b. Phân tích tác dụng của phép đối ấy
Bài làm:
a. Tác giả cũng đã sử dụng phép đối rất đắc địa ở hai câu cuối: Ngẩng đầu / Cúi đầu, nhìn trăng sáng / nhớ cố hương. Nguyên tác cho thấy đây là cặp đối rất chỉnh, về mặt từ loại: động từ / động từ (cử đầu / đê đầu, vọng / tư), tính từ / tính từ (minh / cố), danh từ / danh từ (nguyệt / hương).
Như vậy, so sánh về mặt từ loại của các chữ tương ứng trong hai câu thơ cuối ta thấy hai câu giống nhau về mặt từ loại, cấu trúc ngữ pháp và số lượng từ.
b. Tác dụng của phép đối đã diễn tả nổi bật được những cử chỉ vừa thể hiện tâm trạng của nhà thơ trong nỗi nhớ quê hương tha thiết.
Xem thêm bài viết khác
- Cách biểu ý và biểu cảm của bài Phò giá về kinh và bài Sông núi nước Nam có gì giống nhau?
- Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống
- Nội dung và nghệ thuật bài thơ Côn Sơn ca
- Nếu có bạn thắc mắc sao không nói là ”Nam nhân cư” (người Nam ở) mà lại nói “Nam đế cư’ (vua Nam ở) thì em sẽ giải thích thế nào?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Sài Gòn tôi yêu
- Nội dung chính bài: Đại từ
- Soạn văn bài: Bài ca nhà tranh bị gió thu tàn phá
- Những biện pháp nghệ thuật nào được cả bốn bài ca dao sử dụng?
- Cảm nhận tâm trạng nhân vật Thủy trong truyện Cuộc chia tay của những con búp bê
- Bài 1 “giới thiệu” về “chú tôi” như thế nào? Hai dòng đầu có ý nghĩa gì? Bài này châm biếm hạng người nào trong xã hội?
- Qua câu chuyện về Cuộc chia tay của những con búp bê, theo em, tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người điều gì?
- Sưu tầm và chép ra giấy một số đoạn văn xuôi biểu cảm