Bài 1 “giới thiệu” về “chú tôi” như thế nào? Hai dòng đầu có ý nghĩa gì? Bài này châm biếm hạng người nào trong xã hội?
Câu 1 (Trang 52 SGK) Bài 1 “giới thiệu” về “chú tôi” như thế nào? Hai dòng đầu có ý nghĩa gì? Bài này châm biếm hạng người nào trong xã hội?
Bài làm:
- Chân dung của chú tôi:
- Là người nát rượu nghiện ngập ("hay tửu hay tăm")
- Là người thích hưởng thụ ăn chơi ("hay chè đặc, hay ngủ trưa")
- Là người lười biếng lao động ("ước ngày mưa, ước đêm thừa")
==> Đây là một người chú đầy những thói hư tật xấu, nhìn vào chân dung này ai cũng lắc đầu ngán ngẩm… Như vậy, bằng vài nét biếm họa, tác giả dân gian đã dựng nên bức chân dung của “chú tôi” đầy giễu cợt, mía mai và châm biếm.
- Hai dòng đầu bài ca dao có ý nghĩa rất quan trọng, mang tính chất dẫn dắt, giới thiệu nhân vật, tác giả dân gian đã dùng biện pháp nghệ thuật đối lập đế gây ấn tượng: Hai dòng đầu nói tới “cô yếm đào” - cô gái trẻ đẹp, hình ảnh cô gái hoàn toàn trái ngược với chú tôi – khác biệt một trời một vực. Ông chú lười biếng, nát rượu như thế mà lại định mai mối cho một cô yếm đào đẹp người, đẹp nết đến vậy, nhằm tạo nghịch cảnh gây cười.
- Bài ca dao là lời chế giễu những hạng người lười biếngthích ăn chơi rượu chè. Hạng người này ở thời đại nào cũng có, cần phải lên án và phê phán.
Xem thêm bài viết khác
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
- Nêu cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra
- Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống
- Soạn văn bài: Chữa lỗi về quan hệ từ
- Bài học rút ra cho bản thân từ văn bản Mẹ tôi, viết thành một đọan văn
- Viết một đoạn về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình
- Viết 1 đoạn văn ngắn (7-10 câu) có sử dụng từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa (đề tài tự chọn)
- Soạn văn bài: Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
- Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân qua ngòi bút tài hoa và tinh tế của tác giả.
- Những câu hát châm biếm nói trên có điểm gì giống truyện cười dân gian?
- Viết đoạn văn có sử dụng các quan hệ từ. Gạch chân dưới những quan hệ từ đó
- Hãy chỉ ra hiện tượng dùng điệp từ trong đoạn thơ và phân tích tác dụng của điệp từ đối với việc tạo nên giọng điệu của đoạn thơ