Nội dung chính bài Phò giá về kinh
Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Phò giá về kinh "
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: Trần Quang Khải là con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông, dưới triều Trần Nhân Tông được phong thượng tướng. Ông là người văn võ song toàn, có công lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên đặc biệt là hai trận Hàm Tử và Chương Dương
- Tác phẩm: được Trần Quang Khải viết khi đi đón Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long ngay sau chiến thắng Hàm Tử, Chương Dương và giải phóng kinh đô Thăng Long (1285).
2. Phân tích bài thơ
Đoạt sóc Chương Dương độ,
Hồ Hàm Tử quan.
Thái bình tu nỗ lực,
Vạn cổ thử gian san.
Dịch thơ
Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy nghìn thu.
a. Hào khí chiến thắng của dân tộc (Hai câu thơ đầu):
Mở đầu bài thơ là hai câu thơ nhắc đến hai chiến thắng lịch sử đánh dấu ấn quan trọng trong việc phá tan giặc Nguyên Mông đó là chiến thắng tại Chương Dương và Hàm Tử năm 1285 qua đó thể hiện lòng tự hào dân tộc:
Đoạt sóc Chương Dương độ,
Hồ Hàm Tử quan.
Sử dụng biện pháp đảo ngữ: đưa vị ngữ là động từ lên đứng đầu câu:
- Đoạt sáo (VN) Chương Dương độ (CN)
- Cầm Hồ (VN) Hàm Tử quan (CN)
Từ đó nhằm khẳng định, nhấn mạnh hành động mạnh mẽ, oai phong, hào hùng của quân ta khi tiêu diệt kẻ địch, đồng thời thể hiện tư thế chủ động trong chiến đấu, không sợ hãi điều gì của quân ta.
Tác giả đã đảo trật tự thời gian khi nói về các chiến thắng. Chiến thắng Chương Dương đã diễn ra sau nhưng lại được nói đến trước vì không khí chiến thắng vẫn còn đang trào dâng trong lòng tác giả. Sau đó ông mới trở lại với không khí chiến thắng Hàm Tử (nếu xét về trật tự thời gian thì chiến thắng Hàm Tử diễn ra trước chiến thắng Chương Dương 2 tháng). Đây là một nét đặc sắc khiến cho hai câu thơ ngắn gọn giàu sức gợi tả.
b. Khát vọng đất nước muôn đời thái bình, thịnh trị ( Hai câu thơ cuối):
Thái bình tu nỗ lực,
Vạn cổ thử gian san.
- Hai câu thơ cuối là lời nhắn nhủ của vị tướng tài ba kiệt xuất về tương lai của đất Việt, nền thái bình là tất cả mọi người từ già trẻ lớn bé, gái trai từ vua đến quân, dân đều phải tự ý thức trách nhiệm xây dựng và bảo vệ nền thái bình đó “tu trí lực”.
- Ý nghĩa của “Vạn cổ thử giang san” chính là sự nhấn mạnh của Trần Quang Khải kết quả của sự cố gắng dựng xây và bảo vệ đất nước kia chính là “Non nước” ấy lưu danh ngàn đời trường tồn đến hàng ngàn năm sau, đây cũng chính là ước mơ của tác giả.
=> Muốn như thế mỗi con người chúng ta cần tu dưỡng phẩm chất, đạo đức, tài năng cống hiến cho đất nước, tinh thần đoàn kết chính là sức mạnh vượt qua mọi khó khăn thử thách
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Tìm hiểu chi tiết nội dung bài thơ
2. Hai câu thơ đầu:
Mở đầu bài thơ là hai câu thơ nhắc đến hai chiến thắng lịch sử đánh dấu ấn quan trọng trong việc phá tan giặc Nguyên Mông đó là chiến thắng tại Chương Dương và Hàm Tử năm 1285 qua đó thể hiện lòng tự hào dân tộc:
Đoạt sóc Chương Dương độ,
Hồ Hàm Tử quan.
Trong thực tế, trận Hàm Tử xảy ra trước (tháng 4 do Trần Q Khải chỉ huy). Chương Dương xảy ra sau (tháng 6 do Trần Nhật Duật chỉ huy) nhưng nhà thơ lại mở đầu - trận Chương Dương. Có lẽ nhà thơ vẫn đang sống trong tâm trạng mừng chiến thắng vừa xảy ra. Từ hiện tại gợi nhớ về chiến thắng trước đó. Vả lại chiến thắng Chương Dương là chiến thắng quan trọng để giải phóng kinh đô Thăng Long. Câu thơ hàm chứa niềm phấn chấn tự hào của vị tướng đầy mưu lược góp phần tạo nên chiến thắng.
Trong phiên âm chữ Hán, 2 từ đoạt, cầm đặt trước 2 địa danh. Hai từ đặt ở vị trí đầu câu thơ như một nốt nhấn trong khúc ca khải hoàn, đồng thời gợi tả trận đánh như sấm sét xuống đầu quân xâm lược. Chiến công nối tiếp chiến công làm xoay chuyển tình thế, làm nức lòng từ vua đến tướng sĩ, từ vương hầu đến người dân, ai ai cũng hả hê, sung sướng. Hai câu thơ gợi ra bao ý tưởng, bao cảm xúc về lịch sử và tinh thần anh hùng chống xâm lăng của dân tộc.
=> Chỉ hai câu thơ với 10 chữ ngắn gọn, tác giả đã làm sống lại khí thế trận mạc sôi động hào hùng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông xâm lược. Nhưng nhịp thơ, âm điệu vẫn toát ra niềm vui, niềm tự hào phơi phới. Đọc thơ, ta có cảm giác vị thượng tướng ấy đang ngẩng cao đầu, vừa đi giữa đoàn quân chiến thắng vừa sang sảng cất tiếng ngâm thơ. Tiếng ngâm lan truyền và được ba quân nối tiếp, trở thành khúc ca hào hùng vang động núi sông. Đúng là khúc khải hoàn ca.. Đồng thời 2 câu thơ như hiện lên trước mắt sự thảm bại nhục nhã của kẻ thù Khúc khải hoàn ca, thể hiện niềm tự hào, hân hoan, vui mừng của vị tướng đầy mưu lược.
3. Hai câu thơ cuối:
Thái bình tu nỗ lực,
Vạn cổ thử gian san.
Nội dung hai câu đầu là hào khí chiến thắng, hai câu sau là khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc, lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong cảnh thái bình, đồng thời khẳng định sự bền vững muôn đời của đất nước, của dân tộc. Trần Quang Khải tự nhắc mình nêu cao trách nhiệm, cố gắng "tu trí lực", tức là rèn luyện, tu dưỡng tài năng, sức lực. Đồng thời ông động viên quân dân "gắng sức, đồng lòng" phát huy thành quả chiến thắng để xây dựng đất nước thanh bình bền vững dài lâu. Câu thơ kết "Vạn cổ thử giang san" vừa chỉ ra cái đích đi tới của đất nước vừa bày tỏ lòng mong muốn, niềm khát khao mãnh liệt về một tương lai tươi sáng muôn đời của dân tộc. Nghĩa của thơ biểu ý, nhưng nhạc của thơ biểu cảm. Lời răn dạy hài hoà với niềm tin, niềm hi vọng.
Bài học rút ra chi chúng ta: Chúng ta không được phép ngủ quên trong chiến thắng. Đó là suy nghĩ trí tuệ biết lường trước được mọi việc, tầm nhìn xa trông rộng của một vị lãnh đạo tài ba biết lo cho dân cho nước. Khát vọng hòa bình không chỉ là khát vọng của riêng người lãnh đạo mà thể hiện khát vọng to lớn của cả một dân tộc.
4. Tổng kết:
- Nội dung- ý nghĩa: Hào khí chiến thắng và khát vọng về một đất nước thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời Trần.
- Nghệ thuật:
- Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc.
- Nhịp thơ 2/3.
- Hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong tư tưởng.
- Giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào.
Xem thêm bài viết khác
- Sự biểu đạt của tình quê hương ở hai câu trên và hai câu dưới có gì khác nhau về giọng điệu?
- Điền thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo từ ghép đẳng lập: núi, ham, xinh, mặt, học, tươi
- Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì?
- Đọc bài văn Hoa học trò (sách giáo khoa, trang 87) và trả lời câu hỏi
- Tìm những ví dụ thực tế để chứng tỏ rằng: Nếu chúng ta biết chú ý đến việc sắp xếp các ý cho rành mạch thì bài viết (lời nói) của chúng ta sẽ có hiệu quả thuyết phục cao
- Em cảm nhận được gì về hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu dược thể hiện trong bài thơ?
- Hãy viết một đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương, có sử dụng từ trái nghĩa
- Phân tích hình ảnh cô gái trong hai dòng cuối bài 4
- Phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn cuối của văn bản bài Cổng trường mở ra
- Soạn văn bài: Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo)
- Phân tích cụm từ “Rủ nhau” và nêu nhận xét của em về cách tả cảnh của bài 2. Địa danh và cảnh trí trong bài gợi lên điều gì? Suy ngẫm của em về câu hỏi cuối bài ca: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”
- Soạn văn bài: Chuẩn mực sử dụng từ