Cảm nhận hình ảnh người chinh phụ trong Sau phút chia li
Câu 2: Cảm nhận hình ảnh người chinh phụ trong Sau phút chia li
Bài làm:
Không có cuộc chia li nào đầy đau đớn và đẫm nước mắt hơn sự tiễn biệt những người lính ra trận, Bởi đó là chốn đau thương, khốc liệt, không hẹn ngày trở về. Có những ngươi vợ xa chồng, nhiều cha mẹ đau đớn mất con. Trong Sau phút chia lí, là nỗi niềm xót thương và tình cảnh cô độc của người phụ nữ có chồng ra trận.
Mở đầu đoạn trích là những nỗi niềm sau phút chia li phũ phàng:
Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn
Tác giả đã sử dụng nghệ thuật đối lập để làm rõ bức tranh tương phản của người đi và người ở lại: chàng đi – thiếp về. Không gian ấy như ngày càng thêm xa cách: chàng đi về nơi mưa gió, đầy hiểm nguy và gian khổ, thiếp trở về với căn buồng cũ chiếu chăn, nơi ấm áp và hạnh phúc của hai người. Chính bởi vậy mà nỗi xót xa, đau đớn của người vợ càng thêm thắt lại. Nỗi buồn của người chinh phụ như bao trùm cả lên vạn vật:
Đoán trông theo đã cách ngăn
Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh
"Đoái" nghĩa là ngoảnh lại, ngoái lại nhưng dùng từ "đoái" còn hàm ẩn được cái đau đớn, mệt mỏi của tâm trạng người vợ. Nhưng càng đoái theo trông ngóng chỉ càng thấy cách xa nghìn trùng. Sự xa cách là sự thật khắc nghiệt. Không gian được đẩy lên cao hơn với “mây biếc” và “rừng xanh” dài vô tận, hình ảnh tượng trưng ấy càng tô đậm hơn tình cảm lẻ loi của người chinh phụ. Giữa không gian bao la là một người phụ nữ cô độc, nhỏ bé, quyến luyến không muốn rời xa người chồng ra trận mạc.
Trời cao núi rộng đã chia cách họ mà tâm trạng nhớ thương vẫn cứ đau đáu, ngóng trông về nhau:
Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng
Các điệp từ được sử dụng Hàm Dương – Tiêu Tương liên tiếp trong bốn câu, các chữ đan quyện vào nhau như thể hiện tâm trạng chẳng muốn rời bước của kẻ ở, người đi. Từ “chốn” và “bến”, nơi hai người đứng để ngoảnh lại và trông sang bịn rịn chia le. Khoảng cách ấy càng lúc càng xa,hình ảnh hai nơi chỉ còn lại là sương khói mờ ảo và bóng cây nhạt nhòa. Nỗi buồn được diễn tả với mức độ tăng cấp, là “cách ngăn” đến “mấy trùng”. Đó là sự chia cắt về thể xác đối lập với tình cảm vợ chồng vẫn gắn bó tha thiết, sâu nặng.
Và rồi, sau phút giây chia li là hiện thực phũ phàng, là tình cảnh lẻ loi của người ở lại:
Cùng trông mà lại cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
Tác giả đã sử dụng nghệ thuật điệp vòng tròn để diễn tả nỗi đau đớn ấy. Giờ đây bóng người đã xa khuất hẳn, chỉ còn lại những nương dâu trải dài vô tận. Từ sắc “xanh xanh” mờ ảo, phai nhạt nay chỉ còn lại một mầu “xanh ngắt” bao trùm lên cả không gian rộng lớn, đó không cò là sắc xanh của hi vọng. Một không gian lặng ngắt, mênh mông, vô tận của trời đất, nơi người chinh phụ gửi gắm nỗi sầu li. Câu hỏi tu từ như một câu hỏi đầy đau đớn trong lòng người chinh phụ. Nỗi sầu đau, ai oán này, ai là người thấu hiểu hơn? Cả một khối sầu nặng trĩu trong lòng người vợ trẻ tội nghiệp và đè nặng tâm can người đọc. Trong câu thơ dường như có cả tiếng nấc nghẹn ngào uất ức của người vợ. Vì đâu mà dẫn đến nỗi sầu nghịch chướng, oái oăm này? Vì đâu mà người chinh phụ phải đi vào cõi xa mưa gió, còn người chinh phụ trở về buồng cũ chiếu chăn vò võ một mình?
Bằng ngòi bút sâu sắc với việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật đối lập, điệp ngữ, hình ảnh chọn lọc và gợi tả, tác giả đã khắc họa được nỗi đau đớn và mất mát trong lòng người chinh phụ. Qua đoạn trích, tác giả đã bày tỏ lòng thương cảm với người phụ nữ và ngầm tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa, đã khiến bao gia đình phải rơi vào cảnh chia li đầy chua xót.
Xem thêm bài viết khác
- Kẻ lại bảng sau và đánh dấu X vào ô mà em cho hợp lí
- Mỗi con vật trong bài 3 tượng trưng cho ai, hạng người nào trong xã hội xưa? Việc chọn các con vật để miêu tả, “đóng vai” như thế lí thú ở điểm nào? Cảnh tượng trong bài có phù hợp với đám tang không? Bài cao dao này phê phán, châm biếm cái gì?
- Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ
- Chắc em biết câu chuyện cố tích kể về một anh trai cày đã đẵn đủ trăm đốt tre nhưng không nhờ đến phép màu của Bụt thì không sao có được cây tre trăm đốt. Câu chuyện ấy có giúp em hiểu được điều gì cụ thế hơn về vai trò của liên kết trong văn bản không?
- Viết 1 đoạn văn ngắn (7-10 câu) có sử dụng từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa (đề tài tự chọn)
- So sánh tình cảm quê hương được thể hiện qua hai bài thơ Tĩnh dạ tứ và Hồi hương ngẫu thư
- Nội dung chính bài: Thành ngữ
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Mẹ tôi
- Trong bài ca dao 4, tình cảm anh em thân thương được diễn tả như thế nào? Bài ca dao này nhắc nhở chúng ta điều gì?
- Về hai cách hiểu câu thứ hai (cách hiểu ở bản dịch nghĩa và cách hiếu trong chú thích) em thích cách hiểu nào hơn? Vì sao?
- Điền từ trái nghĩa vào các thành ngữ sau
- Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng từ láy và từ ghép. Chỉ ra các từ ghép và từ láy được sử dụng.