Mỗi con vật trong bài 3 tượng trưng cho ai, hạng người nào trong xã hội xưa? Việc chọn các con vật để miêu tả, “đóng vai” như thế lí thú ở điểm nào? Cảnh tượng trong bài có phù hợp với đám tang không? Bài cao dao này phê phán, châm biếm cái gì?

  • 1 Đánh giá

Câu 3 (Trang 52 SGK) Mỗi con vật trong bài 3 tượng trưng cho ai, hạng người nào trong xã hội xưa? Việc chọn các con vật để miêu tả, “đóng vai” như thế lí thú ở điểm nào? Cảnh tượng trong bài có phù hợp với đám tang không? Bài cao dao này phê phán, châm biếm cái gì?

Bài làm:

  • Trong bài ca dao số 3, mỗi con vật đều tượng trưng cho một hạng người trong xã hội:
    • Con cò tượng trưng cho những người nông dân trong xã hội thân phận nhỏ bé.
    • Cà cuống là những kẻ có vai vế, địa vị trong làng xã như xã trưởng, lí trường
    • Chim ri và chào mào tượng trưng cho cai lệ, lính lệ, đến kiếm chác chia phần
    • Chim chích tượng trưng cho những anh mõ đi rao việc trong làng
  • Bài ca dao số 3 có nội dung phê phán châm biếm vừa kín đáo lại rất sâu sắc. Có được điều đó là nhờ vào việc chọn lựa các nhân vật để miêu tả, “đóng vai” rất lí thú ở các điếm sau:
    • Làm cho cảnh tượng trở nên sinh động lí thú. Một xã hội loài người được thực hiện ra qua xã hội của loài vật.
    • Từng con vật với những đặc điểm riêng đầy sinh động. Nó tiêu biểu cho các hạng người trong xã hội.
    • Dùng thế giới loài vật đế ngụ ý nói về con người.
  • Cảnh tượng trong bài ca dao là cuộc đánh chén vui vẻ và cuộc chia chác diễn ra trong sự mất mát, tang tóc của gia đình người chết. Cảnh tượng đó không phù hợp với đám tang. Cái chết đầy thương tâm của cò đã trở thành cơ hội cho cuộc đánh chén say sưa, vô lốì của những kẻ cơ hội. Qua đây, bài ca dao muốn tố cáo, phê phán và châm biếm những hủ tục ma chay trong xã hội cũ.Phê phán hủ tục ma chay vô lí làm khổ người dân.

  • 8 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Ngữ văn 7 tập 1