Tác giả đã nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta? Sự hòa hợp tương xứng của hai thứ ấy đã được phân tích trên những phương diện nào?
Câu 3: (Trang 162 - SGK Ngữ văn 7 tập 1) Tác giả đã nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta? Sự hòa hợp tương xứng của hai thứ ấy đã được phân tích trên những phương diện nào?
Bài làm:
Nhận xét của tác giả về việc dùng cốm làm đồ sêu tết, là lễ vật mà nhà trai đưa đến nhà gái trong dịp lễ tết khi chưa cưới.
- Cốm là một món quà tuyệt vời từ tạo hóa, thức dâng của đất trời, thứ quà đặc biệt của đất nước, một nét ẩm thực mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê Việt Nam.
- Việc dùng cốm làm đồ sêu tết trở thành một biểu tượng đặc trưng của xứ sở nông nghiệp lúa nước như Việt Nam. Thứ lễ ấy lại sánh cùng với quả hồng - biểu trưng cho sự gắn bó, hài hoà trong tình duyên đôi lứa.
Sự hoà hợp tương xứng ấy được tác giả phân tích trên những phương diện màu sắc và hương vị:
- Về màu sắc: tác giả đã so sánh màu ngọc thạch và màu ngọc lựu già, làm cho 2 sản vật trở nên quý giá.
- Về hương vị: cốm là một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị giác hài hòa, nâng đỡ nhau.
Xem thêm bài viết khác
- Thêm quan hệ từ thích hợp (có thể thêm một vài từ khác) để hoàn chỉnh các câu sau
- Cảm nhận của em về tâm trạng nhân vật Thành trong truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê
- Nội dung chính bài: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
- Tìm một số từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân
- Soạn văn bài: Ôn tập phần tiếng việt trang 183
- Nội dung chính bài Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình
- Nêu cảm nhận của em về Bài ca Côn Sơn bằng một bài văn ngắn
- Soạn văn bài: Liên kết trong văn bản
- Đặt câu với mỗi từ: nhỏ nhắn, nhỏ nhặt, nhỏ nhẻ, nhỏ nhen, nhỏ nhoi
- Hãy viết một đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương, có sử dụng từ trái nghĩa
- Tình cảm được diễn tả trong bốn bài ca dao là tình cảm gì? Em có nhận xét gì về những tình cảm đó?
- Nội dung chính bài: Chữa lỗi về quan hệ từ