Phát hiện các từ dùng sai và thay thế bằng từ khác cho đúng
Câu 9: (Trang 116 - SGK Ngữ văn 7 tập 1)Phát hiện các từ dùng sai và thay thế bằng từ khác cho đúng.
- Ông bà cha mẹ đã lao động vất vả, tạo ra thành quả để con cháu đời sau hưởng lạc.
- Trong xã hội ta, không ít người sống ích kỉ, không giúp đỡ bao che cho người khác.
- Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã giảng dạy cho chúng ta lòng biết ơn đối với thế hệ cha anh.
- Phòng tranh có trình bày nhiều bức tranh của các hoạ sĩ nổi tiếng.
Bài làm:
Cách dùng từ trong các câu trên chưa chính xác, ta có thể thay thế bằng các từ đồng nghĩa sau:
- Ông bà cha mẹ đã lao động vất vả, tạo ra thành quả để con cháu đời sau hưởng thụ
- Trong xã hội ta, không ít người sống ích kỉ, không giúp đỡ đùm bọc/che chở cho người khác.
- Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã dạy cho chúng ta lòng biết ơn đối với thế hệ cha anh.
- Phòng tranh có trưng bày nhiều bức tranh của các hoạ sĩ nổi tiếng.
Xem thêm bài viết khác
- Cảm nhận của em về tâm trạng nhân vật Thành trong truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê
- Hãy phân tích những nỗi thương thân của người lao động qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài 2?
- Tìm 5 từ ghép Hán Việt có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau; 5 từ ghép Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau
- Soạn văn bài: Sau phút chia li
- Phân tích hai câu thơ đầu của bài thơ “Cảnh khuya” chú ý âm thanh và cách so sánh
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Cổng trường mở ra
- Soạn văn bài: Sài Gòn tôi yêu
- Nội dung chính bài: Từ đồng âm
- Qua tiêu đề bài thơ ta thấy biểu hiện tình quê hương ở bài này có gì độc đáo?
- Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh nhân vật ta ngâm thơ nhàn trong bóng râm mát của trúc bóng râm? Từ đó, em thử hình dung thi sĩ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn là con người như thế nào?
- Lời của từng bài ca dao là lời của ai nói với ai? Tại sao em khẳng định như vậy?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tiếng gà trưa