Nội dung chính bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê "
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: Hạ Tri Chương (659-744) là một trong những thi sĩ lớn của thời Đường. Năm 965 ông đỗ tiến sĩ và là đại quan của triều Đường. Thơ của ông thanh đạm, nhẹ nhàng, gợi cảm, biểu lộ 1 trái tim nhân hậu đáng yêu. Ông là bạn vong niên của thi hào Lý Bạch.
- Tác phẩm: Sáng tác năm 774 khi tác giả trở về quê hương sau 50 năm xa cách. Văn bản là một trong hai bài Hồi hương ngẫu thư rất nổi tiếng của Hạ Tri Chương.
2. Phân tích bài thơ
Phiên âm:
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?
Dich thơ:
Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?
(Phạm Sĩ Vĩ dịch)
Trẻ đi, già trở lại nhà
Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu
Gặp nhau mà chẳng biết nhau
Trẻ cười hỏi: "Khách từ đâu đến làng?"
(Trần Trọng San dịch)
a. Tình quê hương từ cuộc đời tác giả( Hai câu thơ đầu):
Nhà thơ sử dụng các hình ảnh đối:
- Tiểu (nhỏ, trẻ) - lão - (lớn, già)
- Li (rời đi, rời xa) - hồi (trở về, trở lại)
=> Nhấn mạnh sự tương phản giữa hình thức bên ngoài và bản chất bên trong.
=> Tạo nên sự đăng đối, nhịp nhàng trong câu thơ, đồng thời, kể ra được tình huống cảm động của nhà thơ: rời đi quê hương để xây nghiệp lớn từ khi còn rất trẻ, đến khi trở về quê được thì đã rất già rồi
Bức chân dung tự họa về mình của nhà thơ:
- Hương âm vô cải - giọng nói quê hương vẫn thế, không có gì thay đổi
- Mấn mao tồi - tóc mai đã rụng rồi
=> Sử dụng hình ảnh, chi tiết vừa chân thực, vừa tượng trưng làm nổi bật tình cảm gắn bó với quê hương.
b. Tình huống và tâm trạng của tác giả khi về thăm quê ( Hai câu thơ cuối)
- Khi trở về quê tác giả gặp lớp nhi đồng, chúng đã hỏi tác giả: “Khách ở đâu đến ?” => Một tình huống độc đáo mang tính bi kịch (trở về quê mình lại bị coi là khách)
- Thái độ bên ngoài: Vui vẻ, nhưng ẩn chứa bên trong một nỗi buồn, xót xa.=> Tâm trạng đau xót, ngậm ngùi, kín đáo trước những thay đổi của quê nhà. Sự lạc lõng của tác giả.
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Tìm hiểu chi tiết nội dung bài thơ
Nội dung chính:
- Bài thơ Hồi hương ngẫu thư là một bài thơ hay gợi cho ta nhiều xúc động. Tác giả sử dụng tiểu đối thành công, tạo nên những vần thơ hàm súc, gợi cho người đọc bao liên tưởng về nỗi lòng của khách li hương. Bài thơ là tiếng lòng của Hạ Tri Chương, yêu quê hương tha thiết, thuỷ chung, thấm đẫm trên từng vần thơ.
Ý nghĩa nhan đề:
- “Ngẫu thư” (ngẫu nhiên viết) chứ không phải tình cảm, cảm xúc bộc lộ một cách ngẫu nhiên.
- Hồi hương nghĩa là trở về quê hương.
=> Nhan đề bài thơ đã hé lộ được tình huống, bối cảnh, những cảm xúc thôi thúc nhà thơ viết nên tác phẩm. Sau bao năm xa cách khi trở về quê hương tác giả đã không hỏi bồi hồi xúc động ngẫu nhiên viết lên những dòng thơ thể hiện tâm trạng cảm xúc lúc này của mình
2. Tình quê hương từ cuộc đời tác giả( Hai câu thơ đầu)
Phép đối:" thiếu tiểu – lão đại, li gia – hồi "được sử dụng trong hai câu thơ là tiểu đối vừa làm cho câu văn cân đối, nhịp nhàng, vừa khái quát được quãng đời xa quê và làm nổi bật sự thay đổi về vóc dáng và tuổi tác, đồng thời khiến câu thơ vang lên như một lời thở than đầy ngậm ngùi bước đầu hé lộ tình cảm quê hương của nhà thơ.
Bức chân dung tự họa về mình của nhà thơ và tình yêu quê hương của tác giả
- Giọng quê là giọng nói mang bản sắc riêng của mỗi vùng quê, là tâm hồn của con người, gắn bó với vùng quê ấy. Nó tượng trưng cho những hình ảnh, dấu vết, tình cảm cho quê hương của tác giả - dù nhiều năm như vậy cũng không phai mờ - chỉ nội tâm nhân vật trữ tình.=> Giọng quê vẫn thế là chi tiết cảm động về tấm lòng gắn bó thiết tha với quê hương. Hơn nữa đời người làm quan, đứng trên đỉnh núi cao danh vọng vậy mà tình cố hương của ông vẫn dâng tràn trong trái tim
- Tóc mai rụng là hình ảnh tượng trưng cho sự chuyển dời của thời gian, ý chỉ thời gian đã trôi qua rất lâu rồi, từ một chàng trai trẻ tuổi trở thành một ông lão rụng cả tóc - gần một đời người đã trôi qua - chỉ ngoại hình nhân vật trữ tình.
3. Tình huống và tâm trạng của tác giả khi về thăm quê ( Hai câu thơ cuối)
Hai câu thơ cuối nêu lên một hoàn cảnh đầy kịch tính, qua đó càng thấy hơn tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ.
- Sự xuất hiện của các em nhỏ trong ngày tác giả về lại quê nhà là cảnh ngộ chân thực nhưng đồng thời tạo ra hoàn cảnh đầy kịch tính nhưng cũng nhuốm màu bi thương. Khi trở về quê tác giả gặp lớp nhi đồng, chúng đã hỏi tác giả: “Khách ở đâu đến ?”. Câu hỏi và thái độ của những đứa trẻ rất lễ phép, thân thiện và vui vẻ - đối lập hoàn toàn với tâm trạng của nhà thơ, bởi trong tình huống éo le như thế, nhà thơ khó mà vui vẻ được. Bao năm trở lại, với ông quê hương luôn đau đáu trong tim nhưng khi quay trở lại nơi đây, ông được xem như:" khách" bởi sau hơn nửa thế kỉ xa quê, bạn bè, người thân xưa kia dễ còn mấy ai và nếu còn thì đâu đã dễ nhận ra, nói gì đến các em nhỏ mới lớn.
- Câu thơ khép lại bài thơ song mở ra một thg tâm trạng với nhiều cung bậc tình cảm: Buồn, vui, nhớ thương, ngậm ngùi, chua xót. Nhưng có lẽ những ngày sống ở quê hương là những ngày tràn ngập niềm vui của ông.
4. Tổng kết
- Nội dung: Thể hiện tình yêu quê hương tha thiết, thuỷ chung, bền chặt
- Ý nghĩa: Tình quê hương là một trong những tình cảm lâu bền và thiêng liêng nhất của con người.
- Nghệ thuật:
- Sử dụng các yếu tố tự sự.
- Sử dụng biện pháp tiểu đối có hiệu quả.
- Có giọng điệu bi hài thể hiện ở hai câu cuối.
Xem thêm bài viết khác
- Mỗi con vật trong bài 3 tượng trưng cho ai, hạng người nào trong xã hội xưa? Việc chọn các con vật để miêu tả, “đóng vai” như thế lí thú ở điểm nào? Cảnh tượng trong bài có phù hợp với đám tang không? Bài cao dao này phê phán, châm biếm cái gì?
- Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì? Mạch cảm xúc trong bài thơ được diễn biến như thế nào?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Cổng trường mở ra
- Bài tùy bút này nói về cái gì? Để nói về đối tượng ấy tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Phương thức nào là chủ yếu? Bài văn có mấy đoạn?
- Viết một đoạn văn ngắn (7-10 câu) có sử dụng điệp ngữ và chỉ ra các điệp ngữ đó.
- Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng từ láy và từ ghép. Chỉ ra các từ ghép và từ láy đước sử dụng.
- Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài “Rằm tháng giêng”. Câu thứ hai có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào?
- Hai dòng thơ đầu bài 4 có những gì đặc biệt về từ ngữ? Nhửng nét đặc biệt ấy có tác dụng, ý nghĩa gì?
- Hãy suy nghĩ và thảo luận về các điểm sau: Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể này có tác dụng gì?
- Viết đoạn văn ngắn có sử dụng từ hai thành ngữ trở lên và gạch chân dưới những thành ngữ đó
- Hãy nêu lên những đặc điểm trong nghệ thuật biểu cảm của bài văn
- Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ở chú thích để nhận dạng thế thơ của bài Sông núi nước Nam về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần