Trong bài thơ này, Bác đã dùng lối chơi chữ như thế nào?
Câu 4: (Trang 166 - SGK Ngữ văn 7 tập 1) Năm 1946 bà Hằng Phương biếu Bác Hồ một gói cam , Bác Hồ đã làm một bài thơ tỏ lòng cảm ơn như sau:
Cảm ơn bà biếu gói cam
Nhận thì không đúng, tư làm sao đây?
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai?
Trong bài thơ này, Bác đã dùng lối chơi chữ như thế nào?
Bài làm:
Trong bài thơ này, Bác đã sử dụng lối chơi chữ là dùng từ đồng âm - Đồng âm giữa từ thuần Việt và từ Hán Việt.
- Từ thuần Việt: cam (trái cam), khổ (khổ đau)
- Từ Hán Việt: cam (ngọt) khổ (đắng) tận (hết) lai (đến). Xuất phát từ thành ngữ: khổ tận cam lai. Nghĩa là: hết khổ đến sướng.
Bác Hồ đã thế hiện lòng biết ơn chân thành với bà Hằng Phương thông qua bài thơ, đồng thời gieo vào lòng người đọc niềm tin tất thắng vào cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khố của nhân dân ta. Từ đó tác giả đã liên tưởng tới niềm vui, nghĩa là hết đắng cay sẽ lại đến ngọt bùi, hết những ngày tháng gian khố lại có những ngày tháng vui sướng, hạnh phúc. Điều đó đã tạo nên sự liên tưởng bất ngờ và thú vị cho bài thơ.
Xem thêm bài viết khác
- Trong bài thơ, cảnh vật được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày và gồm những chi tiết nào?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Nam quốc sơn hà
- Hãy kể lại một sự việc em đã gây ra khiến bố, mẹ buồn phiền?
- Tìm hiểu và phân tích bố cục của bài thơ
- Soạn văn bài: Chơi chữ
- Soạn văn bài: Mạch lạc trong văn bản
- Sưu tầm và chép lại một số đoạn văn, câu thơ hay về mùa xuân
- Nội dung chính bài: Chuẩn mực sử dụng từ
- Em hãy dựa vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ lục bát ở chú thích để nhận dạng thể thơ của đoạn thơ về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần
- Tuy không phải là một bài thơ Đường luật song "Tĩnh dạ tứ" cũng sử dụng phép đối. So sánh về mặt từ loại trong hai câu cuối để bước đầu hiểu thế nào là phép đối
- Các câu văn dưới đây đã có tính liên kết chưa? Vì sao? Tôi nhớ đến mẹ tôi "lúc người còn sống tôi lên mười". Mẹ tôi âu yếm dắt tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp...
- Phân tích hai câu thơ đầu của bài thơ “Cảnh khuya” chú ý âm thanh và cách so sánh