Soạn văn bài: Bố cục trong văn bản
Văn bản thường được xây dựng theo một bố cục gồm có ba phần: mở bài, thân bài, kết luận. Điều đó sẽ giúp văn bản được diễn đạt logic và rành mạch hơn. KhoaHoc xin giới thiệu bài soạn văn ngắn gọn, chính xác và rất bổ ích. Xin mời các bạn cùng tham khảo!
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Văn bản không thể viết một cách tùy tiện mà phải có bố cục rõ ràng. Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lí.
- Các điều kiện để bố cục được rành mạch và hợp lí:
- Nội dung các phần, các đoạn trong văn bản phải thống nhất chặt chẽ với nhau; đòng thời, giữa chúng lại phải có sự phân biệt rạch ròi.
- Trình tự xếp đặt các phần, các đoạn phải giúp cho người viết (người nói) dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đã đặt ra.
- Văn bản thường được xây dựng theo một bố cục gồm có ba phần: mở bài, thân bài, kết luận.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1 (Trang 30 – SGK) Tìm những ví dụ thực tế để chứng tỏ rằng: Nếu chúng ta biết chú ý đến việc sắp xếp các ý cho rành mạch thì bài viết (lời nói) của chúng ta sẽ có hiệu quả thuyết phục cao. Ngược lại, nếu không biết sắp xếp các ý cho hợp lí thì bài viết (lời nói) của chúng ta sẽ không hiểu được, không tiếp nhận được.
Câu 2 (Trang 30 – SGK) Hãy ghi lại bố cục của truyện Cuộc chia tay của những con búp bê. Bố cục ấy, theo em, đã rành mạch và hợp lí chưa? Có thể kể lại câu chuyện ấy theo một bố cục khác được không?
Câu 3 (Trang 30 – SGK) Có một bạn được phân công báo cáo kinh nghiệm học tập tại Hội nghị học tốt của trường. Bạn ấy dự định viết bản báo cáo theo một bố cục ba phần.
(I) Mở bài: Chào mừng các đại biểu, các thầy cô và các bạn tham dự Hội nghị.
(II) Thân bài:
(1) Nêu rõ bản thân đã học thế nào trên lớp.
(2) Nêu rõ bản thân đã học thế nào ở nhà.
(3) Nêu rõ bản thân đã học thế nào trong cuộc sống.
(4) Nêu thành tích hoạt động Đội và thành tích văn nghệ của bản thân.
(III) Kết bài: Chúc Hội nghị thành công.
Bố cục trên đó đã rành mạch và hợp lí chưa? Vì sao? Theo em có thế bổ sung thêm điều gì?
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Bố cục trong văn bản". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung và nghệ thuật bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
- Về thế thơ, bài thơ này giống với bài thơ nào đã học? Hãy nêu một số đặc điểm của thế thơ đó và chỉ rõ những đặc điếm ấy đã thể hiện ở bài thơ này như thế nào?
- Soạn văn bài: Mẹ tôi
- Soạn văn bài: Thành ngữ
- Có phải người mẹ đang trực tiếp nới với con không? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
- Soạn văn bài: Nam quốc sơn hà
- Soạn văn bài: Phò giá về kinh
- Chắc em biết câu chuyện cố tích kể về một anh trai cày đã đẵn đủ trăm đốt tre nhưng không nhờ đến phép màu của Bụt thì không sao có được cây tre trăm đốt. Câu chuyện ấy có giúp em hiểu được điều gì cụ thế hơn về vai trò của liên kết trong văn bản không?
- Tìm 5 từ ghép Hán Việt có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau; 5 từ ghép Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau
- Lời của từng bài ca dao là lời của ai nói với ai? Tại sao em khẳng định như vậy?
- Viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tình bạn ngày nay qua bài thơ Bạn đến chơi nhà
- Kể cho bố mẹ nghe một ít chuyện lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười,...) mà em đã gặp ở trường.