Nội dung chính bài: Từ đồng nghĩa
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Từ đồng nghĩa". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
- Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau. Khi nói cũng như khi viết, cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa, những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm
B. Nội dung chính cụ thể
1. Thế nào là từ đồng nghĩa
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
- VD: Đồng nghĩa với coi sóc, giữ gìn cho yên ổn: Trông coi, chăm nom, ...
2. Các loại từ đồng nghĩa
Có thể chia từ đồng nghĩa thành 2 loại.
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay đổi cho nhau trong lời nói.
- VD: (hổ, cọp, hùm) ; (mẹ, má, u,...)
- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn ( đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm (biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ ngữ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.
- VD: siêng năng, chăm chỉ, cần cù,...
3. Sử dụng từ đồng nghĩa
- Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau. khi nói cũng như khi viết, cần cân nhác để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài: Chơi chữ
- Trong phần thứ hai của bài, tác giả tập trung nói về nét nổi bật trong phong cách của người Sài Gòn. Nét đặc trưng của phong cách ấy là gì? Thái độ, tình cảm của tác giả đối với con người Sài Gòn được biểu hiện
- Nội dung chính bài Xa ngắm thác núi Lư
- Nội dung chính bài: Bố cục trong văn bản
- Nội dung và nghệ thuật bài thơ Qua đèo Ngang
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Sài Gòn tôi yêu
- Xếp các từ ghép suy nghĩ, lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, ẩm ướt, đầu đuôi, cười nụ, cây cỏ thành từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về tình cảm gia đình
- Căn cứ vào lời giới thiệu về thể thất ngôn bát cú Đường luật ở chú thích, em hãy nhận dạng thể thơ của bài Qua Đèo Ngang
- Hãy suy nghĩ và thảo luận về các điểm sau: Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể này có tác dụng gì?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Mẹ tôi
- Trong bài thơ này, Bác đã dùng lối chơi chữ như thế nào?