Nội dung chính bài: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Muốn phát biểu suy nghĩ cảm xúc đối với đời sống xung quanh hãy dùng phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng tả và gửi gắm cảm xúc.
- Tự sự và miêu tả ở đây nhằm gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc, phong cảnh.
B. Nội dung chính cụ thể
1. Tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm
Tự sự: là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc. Ngoài ra, người ta không chỉ chú trọng đến kể việc mà còn quan tâm đến việc khắc hoạ tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản chất của con người và cuộc sống
- Cách nhận biết phương thức tự sự: có cốt truyện, có nhân vật, có diễn biến sự việc, có những câu văn trần thuật. Tự sự thường được sử dụng trong truyện, tiểu thuyết, văn xuôi nói chung, đôi khi còn được dùng trong thơ( khi muốn kể sự việc )
Miêu tả: là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người.
- Dấu hiệu nhận biết phương thức miêu tả : Có các câu văn, câu thơ tái hiện lại hình dáng, diện mạo, màu sắc,… của người và sự vật ( tả người, tả cảnh, tả tình,….)
Biểu cảm: là dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.
- Dấu hiệu nhận biết phương thức biểu cảm : có các câu văn, câu thơ miêu tả cảm xúc, thái độ của người viết hoặc của nhân vật trữ tình. ( Nhớ là cảm xúc của người viết, chứ không hẳn là cảm xúc của nhân vật trong truyện nhé )
=> Cách kết hợp các phương pháp tự sự và miêu tả trong bài văn biểu cảm sẽ gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc, phong cảnh.
- VD về một đoạn văn có kết hợp các yếu tố:
Chiều sụp bóng râm trên lề phố, giữa đường vẫn nắng và rất đông xe cộ. Bên lề đường đối diện, em thấy một bà cụ tóc bạc, người gầy, lưng cong, tay chống gậy cứ nhìn hết bên này đến bên kia đường. Bà đứng gần đường cho người đi bộ, nhưng nhìn dòng xe tấp nập, bà không dám đi sang. Thấy vậy, em nhanh nhẹn đi qua đường, đến bên và nắm lấy khuỷu tay bà: “Để cháu giúp bà nhé!”. Bà cười thật hiền hậu: “Cám ơn cháu bé nhé! Cháu tốt bụng quá!”. Thế là hai bà cháu đi qua đường khi đèn xanh sáng. Em vui lắm, vui vì giúp đỡ được người khác. Về nhà em còn khoe với mẹ về chiến công của mình.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn bài: Cảnh khuya và rằm tháng giêng
- Đoạn văn có sử dụng từ láy, từ ghép chủ đề thiên nhiên
- Nội dung và nghệ thuật văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê
- Tác giả mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào?
- Nhận xét về bài 1, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây
- Soạn văn bài: Cuộc chia tay của những con búp bê
- Viết một đoạn văn về chủ đề học tập có sử dụng quan hệ từ và chỉ rõ quan hệ từ đó
- Suy nghĩ của em về hình ảnh mẹ qua bài Mẹ tôi
- Soạn văn bài: Qua đèo Ngang
- Soạn văn bài: Các bước tạo lập văn bản
- Em đã từng tạo lập văn bản trong những tiết tập làm văn. Hãy trả lời các câu hỏi sau
- Nếu có bạn thắc mắc sao không nói là ”Nam nhân cư” (người Nam ở) mà lại nói “Nam đế cư’ (vua Nam ở) thì em sẽ giải thích thế nào?