Nội dung chính bài: Từ trái nghĩa
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Từ trái nghĩa". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
- Từ trái nghĩa được sử dụng trong các thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.
B. Nội dung chính cụ thể
1. Thế nào là từ trái nghĩa
- Từ trái nghĩa là những từ, cặp từ có nghĩa trái ngược nhau, nhưng có liên hệ tương liên nào đó. Loại từ này có thể chung một tính chất, hành động, suy nghĩ nhưng ý nghĩa lại ngược nhau. Hoặc giữa 2 từ không có mối quan hệ từ, ngữ nghĩa gì, nó thường được sử dụng để nhấn mạnh, so sánh, gây chú ý…
- VD: Từ trái nghĩa với nhau:
- chăm chỉ >< lười biếng
- ngoan ngoãn >< hư hỏng
- To lớn >< nhỏ bé
- may mắn >< đen đủi, xui xẻo
2. Sử dụng từ trái nghĩa
Những trường hợp nên sử dụng từ trái nghĩa gồm:
- Tạo sự tương phản
- Thường dùng để đả kích, phê phán sự việc, hành động, có thể tường minh hoặc ẩn dụ tùy vào người đọc cảm nhận.
- Ví dụ: “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”. Câu tục ngữ này có nghĩa là là việc gì có lợi cho mình mà không nguy hiểm thì tranh đến trước.
- Để tạo thế đối
- Thường dùng trong thơ văn là chính, để mô tả cảm xúc, tâm trạng, hành động…
- Ví dụ: “Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”. Ý nghĩa câu tục ngữ trên mô tả công sức lao động của người làm nên hạt gạo.
- Để tạo sự cân đối
- Cách sử dụng này làm câu thơ, lời văn sinh động và hấp dẫn người đọc hơn.
- Ví dụ: “Lên voi xuống chó” hoặc “Còn bạc, còn tiền còn đệ tử. Hết cơm, hết rượu hết ông tôi”.
Xem thêm bài viết khác
- Tình cảm chung thể hiện trong bốn bài ca dao là gì?
- Trong ca dao, người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình. Em hãy sưu tầm một số bài ca dao đế chứng minh điều đó và giải thích vì sao?
- Nội dung chính bài: Từ ghép
- Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Thông thường người ta đi xa trở lại quê nhà hay kể với bà con láng giềng chuyện lạ phương xa...
- Nội dung chính bài: Chơi chữ
- Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường để lại ấn tượng thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ.
- So sánh tình cảm quê hương được thể hiện qua hai bài thơ Tĩnh dạ tứ và Hồi hương ngẫu thư
- Căn cứ vào lời giới thiệu về thể thất ngôn bát cú Đường luật ở chú thích, em hãy nhận dạng thể thơ của bài Qua Đèo Ngang
- Phát biểu cảm nghĩ về một trong các bài thơ: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê,...
- Nêu cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra
- Nội dung chính bài Sài Gòn tôi yêu
- Nội dung và nghệ thuật bài thơ Côn Sơn ca