Qua khổ thơ thứ hai, nỗi sầu đó được gợi tả thêm như thế nào? Cách dùng phép đối còn ngoảnh lại hãy trông sang trong 2 câu 7 chữ, cách điệp và đảo vị trí của 2 địa danh Hàm Dương Tiêu Tương có ý nghĩa gì trong việc gợi tả nổi sầu?
Câu 3: (Trang 92 - SGK Ngữ văn 7) Qua khổ thơ thứ hai, nỗi sầu đó được gợi tả thêm như thế nào? Cách dùng phép đối còn ngoảnh lại - hãy trông sang trong 2 câu 7 chữ, cách điệp và đảo vị trí của 2 địa danh Hàm Dương - Tiêu Tương có ý nghĩa gì trong việc gợi tả nổi sầu?
Bài làm:
- Qua khổ thơ thứ 2, nỗi sầu chia li đó càng được khắc sâu và tô đậm hơn, xoáy sâu hơn. Nỗi nhớ của người vợ càng thêm chất chứa, tăng tiến.
- Cách dùng phép đối “còn ngoảnh lại – hãy trông sang” thể hiện sự trông ngóng đợi chờ, sự luyến tiếc nhớ thương giữa chàng và thiếp trong xa cách, gợi lên tình cảm lứa đôi thắm thiết đầy lưu luyến không muốn rời xa, đồng thời diễn tả hiện thực chia li phũ phàng, xót xa.
- Hàm Dương địa danh ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc còn Tiêu Tương lại ở tỉnh Hồ Nam cách xa vời vợi, thế nhưng ánh mắt hai người nhìn nhau vẫn đầy sự nuối tiếc .
- Cách điệu từ và đảo vị trí của hai địa danh Hàm Dương – Tiêu Tương có ý nghĩa làm tăng thêm sự xa cách nghìn trùng giữa hai người và nói lên nỗi sầu chia li dằng dặc.
==> Đó là nỗi nhớ chồng trong xa xôi cách trở, nỗi nhớ đó càng trở nên dai dẳng và đau đớn biết nhường nào.
Xem thêm bài viết khác
- Kẻ lại bảng sau và đánh dấu X vào ô mà em cho hợp lí
- Mỗi con vật trong bài 3 tượng trưng cho ai, hạng người nào trong xã hội xưa? Việc chọn các con vật để miêu tả, “đóng vai” như thế lí thú ở điểm nào? Cảnh tượng trong bài có phù hợp với đám tang không? Bài cao dao này phê phán, châm biếm cái gì?
- Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ
- Chắc em biết câu chuyện cố tích kể về một anh trai cày đã đẵn đủ trăm đốt tre nhưng không nhờ đến phép màu của Bụt thì không sao có được cây tre trăm đốt. Câu chuyện ấy có giúp em hiểu được điều gì cụ thế hơn về vai trò của liên kết trong văn bản không?
- Viết 1 đoạn văn ngắn (7-10 câu) có sử dụng từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa (đề tài tự chọn)
- So sánh tình cảm quê hương được thể hiện qua hai bài thơ Tĩnh dạ tứ và Hồi hương ngẫu thư
- Nội dung chính bài: Thành ngữ
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Mẹ tôi
- Trong bài ca dao 4, tình cảm anh em thân thương được diễn tả như thế nào? Bài ca dao này nhắc nhở chúng ta điều gì?
- Về hai cách hiểu câu thứ hai (cách hiểu ở bản dịch nghĩa và cách hiếu trong chú thích) em thích cách hiểu nào hơn? Vì sao?
- Điền từ trái nghĩa vào các thành ngữ sau
- Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng từ láy và từ ghép. Chỉ ra các từ ghép và từ láy được sử dụng.