Phân biệt nghĩa của các từ trong các nhóm từ đồng nghĩa sau
Câu 5: (Trang 116 - SGK Ngữ văn 7 tập 1) Phân biệt nghĩa của các từ trong các nhóm từ đồng nghĩa sau đây:
- ăn, xơi, chén;
- cho, tặng, biếu;
- yếu đuối, yếu ớt;
- xinh, đẹp;
- tu, nhấp, nốc.
Bài làm:
Ăn, chén, xơi.
- Giống nhau: đều diễn tả hành động đưa thức ăn vào cơ thể.
- Khác nhau:
- Ăn: nghĩa bình thường, dùng được nhiều trong văn cảnh.
- Xơi: thường dùng trong lời mời nhiều hơn
- Chén: sắc thái suồng sã, thân mật.
Cho, tặng, biếu
- Giống nhau: đều có ý trao cho ai một vật gì đấy.
- Khác nhau:
- Cho: sắc thái biểu cảm bình thường, thân mật, là thái độ của người cao hơn đối với người thấp hơn.
- Tặng: thể hiện sự long trọng, có ý nghĩa cao quý,
- Biếu: thể hiện sự tôn trọng của người dưới với người trên
Yếu đuối, yếu ớt:
- Giống nhau: có ý nghĩa diễn tả sức lực kém dưới mức bình thường.
- Khác nhau:
- Yếu đuối: trạng thái thiếu sức lực, khó có thể chịu đựng được khó khăn, thử thách.
- Yếu ớt: yếu đến mức sức lực, khó có thể làm được việc gì
Xinh, đẹp
- Giống nhau: nói về hình thức hoặc phẩm chất đem lại sự hứng thú cho người ta ưa nhìn ngắm hoặc thán phục.
- Khác nhau:
- Xinh: có những nét đáng yêu làm người ta chú ý.
- Đẹp: đạt đến sự hoàn hảo, không chỉ dùng bình phẩm về hình thức, được xem là toàn diện hơn xinh.
Tu, nhấp, nốc
- Giống nhau: chỉ hành động đưa nước vào cơ thể (uống một thứ gì đó)
- Khác nhau:
- Tu: uống nhanh, nhiều và liền một mạch.
- Nhấp: uống từ từ, chậm rãi, từng ít một
- Nốc: uống nhiều và hết ngay tức khắc một cách thô tục.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn bài: Những câu hát châm biếm
- Chọn từ thích hợp điền vào các câu dưới đây
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tiếng gà trưa
- Kể cho bố mẹ nghe một ít chuyện lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười,...) mà em đã gặp ở trường.
- Tình cảm được diễn tả trong bốn bài ca dao là tình cảm gì? Em có nhận xét gì về những tình cảm đó?
- Cùng với hình ảnh của nhân vật ta, cảnh tượng Côn Sơn được gợi tả bằng những chi tiết nào? Nhận xét về cảnh tượng Côn Sơn
- Bạn đến chơi nhà thuộc thể thơ gì? Vì sao lại xác định như vậy?
- Sử dụng từ điển để tra các từ và trả lời câu hỏi
- Mỗi con vật trong bài 3 tượng trưng cho ai, hạng người nào trong xã hội xưa? Việc chọn các con vật để miêu tả, “đóng vai” như thế lí thú ở điểm nào? Cảnh tượng trong bài có phù hợp với đám tang không? Bài cao dao này phê phán, châm biếm cái gì?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
- Tìm hiểu và phân tích bố cục của bài thơ
- Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Thông thường người ta đi xa trở lại quê nhà hay kể với bà con láng giềng chuyện lạ phương xa...