Soạn văn 7 bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học trang 146

  • 1 Đánh giá

Trong khi viết văn, chúng ta sẽ có lúc phải viết bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học. Bài Cách làm bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học sẽ giúp ta biết cách để xây dựng và tạo lập một văn bản như thể. KhoaHoc xin giới thiệu bài soạn văn chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo!

A. Kiến thức trọng tâm

I. Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

1. Đọc bài văn

CẢM NGHĨ VỀ MỘT BÀI CA DAO

Đêm qua ra đứng bờ ao

Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ...

Cảnh minh họa trong bài học có bóng một người đội khăn, mặc áo dài, chấp tay sau lưng, quay mặt trông trời lấp lánh sao, bên cái cầu rửa ở bờ ao tối mờ mờ.

Có lúc tôi đã nghĩ đây là một người quen thật của tôi, có thể là họ hàng ruột thịt kiếm ăn ở một phương xa đang hướng về cố hương:

Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?

Tôi chỉ lơ mơ nghe thầy giáo giảng các nghĩa, các ý và so sánh hình tượng. Tất cả tâm trí và mắt nhìn của tôi càng như dính chặt vào mạng tơ rung rung trước gió với một con nhện lơ lửng giữa khoảng không đang giơ giơ càng, vừa ra vẻ nghển trông, vừa ra vẻ vờn đón, ngạc nhiên và thất vọng. Tiếng gió khuya vu vu. Và chính bóng người chỉ huy đầu đội khăn, tay chắp sau lưng mà không thấy mặt kia, đang nấc lên mà gọi trời, gọi sao, gọi nhện

Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà

Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn...

Thì ra cái vùng sao như cát, như thủy tinh vãi kia ở trong tranh minh họa là dải Ngân Hà? A! Sông Ngân! Sông Ngân! Thế là con sông điển tích mà tôi được biết bấy lâu, hằng năm cứ đến tháng bảy thì có một đôi vợ chồng tên là Ngưu Lang và Chức Nữ được quá giang gặp nhau, và chỉ có gặp nhau một ngày thôi ấy, lại chính là con sông có một người không có tên nhưng tôi lại thất quen quen và thân thương, đang ngước mắt lên trông ngắm mà nhớ thương, mà mong đợi. Mong đợi và nhớ thương không tả rõ là ai, là đâu, là gì mà sao vẫn thấy có một người, có một nơi, có một tình, có một cảnh, vừa man mác, vưa bâng khuâng, vừa da diết vô cùng:

Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn

Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.

Lại con sông Tào Khê này nữa! Hơn bôn mươi năm sau đấy, tôi đã được tới đứng trên bờ phù sa của nó mà trông trời mây sông nước rồi cả sao khuya. Sông Tào Khê vắt qua huyện Quế Võ, tỉnh Hà Bắc, thông ra sông Cầu, nhỏ hẹp thôi, nhưng cũng chảy xiết lòng nguowifm khiến những ai kia đã phải nghẹn ngào:

Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn

mà nói với sông:

- Ôi Tào Khê! Nước Tào Khê lắm đá mòn đấy! Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thủy của ta!

Vì nhớ mà buồn, một bài không phải học kĩ mà cũng thuộc lòng ngay, cả nhiều bạn tôi xưa cũng thấy như thế.

(Nguyên Hồng, Một tuổi thơ văn)

2. Trả lời câu hỏi

a) Bài văn viết về bài ca dao nào? Hãy đọc liền mạch bài ca dao đó

b) Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao bằng cách tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về các hình ảnh, chi tiết của nó. Hãy chỉ ra các yếu tố đó trong bài văn.

Trả lời

a) Bài văn viết về bài ca dao:

Đêm qua ra đứng bờ ao,

Trông cá, cá lặn, trông sao, sao mờ.

Buồn trông con nhện giăng tơ,

Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai?

Buồn trông chênh chếch sao Mai,

Sao ơi, sao hỡi, nhớ ai sao mờ?

Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà

Chuôi sao Tinh Đẩu ba năm đã tròn.

Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn,

Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.

b) Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao bằng cách tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về các hình ảnh, chi tiết của nó.

  • Tưởng tượng, liên tưởng: Cảnh minh họa trong bài học...đang hướng về cố hương; Tất cả tâm trí và mắt nhìn của tôi...gọi sao, gọi nhện;
  • Hồi tưởng, suy ngẫm: Tôi chỉ lơ mơ nghe thấy thầy giáo giảng các nghĩa, các ý và so sánh hình tượng; Thì ra cái vùng sao như cát, như thủy tinh....vừa bâng khuâng, vừa da diết vô cùng; Lại còn con sông Tào Khê...cũng thấy như thế.

Ghi nhớ: sgk trang 147

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

II. Luyện tập

Bài tập 1: trang 148 sgk Ngữ Văn 7 tập một

Phát biểu cảm nghĩ về một trong các bài thơ: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, Cảnh khuya

=> Xem hướng dẫn giải

Bài tập 2: trang 148 sgk Ngữ Văn 7 tập một

Lập dàn ý cho bài phát biểu cảm tưởng về bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.

=> Xem hướng dẫn giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Điệp ngữ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1

=> Xem hướng dẫn giải


  • 21 lượt xem
Chủ đề liên quan