Soạn văn bài: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm

  • 1 Đánh giá

Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. KhoaHoc xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

  • Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
  • Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình, bao gồm các thể loại văn học như thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tùy bút…
  • Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm tốt đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn nhq yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc, ghét những thói tầm thường, độc ác…
  • Ngoài cách biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu, lời than, văn biểu cảm còn sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả để khêu gợi tình cảm

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: (Trang 73 - SGK Ngữ văn 7) So sánh hai đoạn văn sau, đoạn nào là văn biểu cảm? Dựa vào đâu mà em cho là như vậy? Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm của đoạn văn ấy.
a. Hải đường: Loài cây nhỡ, họ chè, lá dài, dày, mặt trên bóng, mép có nhiều răng cưa. Hoa mọc từ một đến ba đoá ở gần ngọn cây, ngọn cành, có cuống dài, tràng hoa màu đỏ tía, nhị đực rất nhiều. Hoa nở ở Việt Nam vào dịp Tết âm lịch, đẹp, không thơm. Thường trồng làm cảnh.

(Theo Từ điển bách khoa nông nghiệp)

b. Từ cổng vào, lần nào tôi cũng phải dừng lại ngắm những cây hải đường trong mùa hoa của nó, hai cây đứng đối nhau trước tấm bình phong cổ, rộ lên hàng trăm đoá ở đầu cành phơi phới như một lời chào hạnh phúc. Nhìn gần, hải đường có một màu đỏ thắm rất quý, hân hoan, say đắm. Tôi vốn không thich cái lối văn hoa của các nhà nho cứ muốn tôn xưng hoa hải đường bằng hình ảnh của những người đẹp vương giả. Sự thực ở nước ta hải đường đâu phải chỉ mọc nơi sân nhà quyền quý, nó sống khắp các vườn dân, cả đình, chùa, nhà thờ họ. Dáng cây cũng vậy, lá to thật khoẻ, sống lâu nên cội cành thường sần lên những lớp rêu da rắn màu gỉ đồng, trông dân dã như cây chè đất đỏ. Hoa hải đường rạng rỡ, nồng nàn, nhưng không có vẻ gì là yểu điệu thục nữ, cánh hoa khum khum như muốn phong lại cái nụ cười má lúm đồng tiền. Bỗng nhớ năm xưa, lần đầu từ miền Nam ra Bắc lên thăm đền Hùng, tôi đã ngẩn ngơ đứng ngắm hoa hải đường nở đỏ núi Nghĩa Lĩnh.

(Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoa trái quanh tôi)

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: (Trang 74 - SGK Ngữ văn 7) Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm trong bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: (Trang 74 - SGK Ngữ văn 7) Kể tên một số bài văn biểu cảm (trữ tình) hay mà em biết.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: (Trang 74 - SGK Ngữ văn 7) Sưu tầm và chép ra giấy một số đoạn văn xuôi biểu cảm

=> Xem hướng dẫn giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Tìm hiểu chung về văn biểu cảm". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1

=> Xem hướng dẫn giải


  • 2 lượt xem
Chủ đề liên quan