Soạn văn bài: Bài Côn Sơn ca
Bài Côn Sơn ca cho thấy giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi. KhoaHoc xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Tác giả
- Nguyễn Trãi (1380 - 1442), hiệu là ức trai, người thôn Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Ông là nhà văn nhà thơ xuất sắc của nền văn học Việt Nam, các đóng góp của ông đã để lại cho đời những giá trị xuất sắc.
- Nguyễn Trãi đã trở thành nhân vật lịch sử nỗi lạc của Việt Nam, ông có một tài năng hiếm có và để lại cho cuộc đời những giá trị vô cùng to lớn.
- Cuộc đời của ông phải trải qua nhiều sóng gió. Vụ án Lệ Chi viên đã khiến ông chịu nỗi oan khuất, bị giết hại một cách oan khuất và thảm thương. Đến năm 1464, ông mới được Lê Thánh Tông chiêu tuyết (rửa oan).
2. Tác phẩm
- Bài Côn Sơn ca có thể được viết trong khoảng thời gian Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn (nay thuộc huyện Chí Linh - Hải Dương).
- Với hình ảnh nhân vật ta giữa cảnh tượng Côn Sơn nên thơ, hấp dẫn, đoạn thơ cho thấy giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: (Trang 80 - SGK Ngữ văn 7) Em hãy dựa vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ lục bát ở chú thích để nhận dạng thể thơ của đoạn thơ được trích, dịch trong Bài ca Côn Sơn về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần.
Câu 2: (Trang 80 - SGK Ngữ văn 7) Em hãy đếm trong đoạn thơ có mây từ ta và trả lời các câu hỏi:
a. Nhân vật ta là ai?
b. Hình ảnh và tâm hồn của nhân vật ta hiện lên trong đoạn thơ như thế nào?
c. Tiếng suối chảy rì rầm được ví với tiếng đàn cầm. Đá rêu phơi được ví với chiếu êm. Cách ví von đó giúp em cảm nhận được gì về nhân vật ta?
Câu 3: (Trang 80 - SGK Ngữ văn 7) Cùng với hình ảnh của nhân vật ta, cảnh tượng Côn Sơn được gợi tả bằng những chi tiết nào? Nhận xét về cảnh tượng Côn Sơn.
Câu 4: (Trang 80 - SGK Ngữ văn 7) Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh nhân vật ta ngâm thơ nhàn trong bóng râm mát của trúc bóng râm? Từ đó, em thử hình dung thi sĩ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn là con người như thế nào?
Câu 5: (Trang 81 - SGK Ngữ văn 7) Hãy chỉ ra hiện tượng dùng điệp từ trong đoạn thơ và phân tích tác dụng của điệp từ đối với việc tạo nên giọng điệu của đoạn thơ.
Luyện tập
Câu 1 Luyện tập (Trang 81 - SGK Ngữ văn 7) Cách ví von tiếng suối của Nguyền Trãi trong hai câu thơ “Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” và của Hồ Chí Minh trong câu thơ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” (Cảnh khuya) có gì giống và khác nhau?
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Nêu cảm nhận của em về Bài ca Côn Sơn bằng một bài văn ngắn
Câu 2: Nội dung và nghệ thuật bài thơ Côn Sơn ca
Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Bài Côn Sơn ca "