Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Bài Côn Sơn ca

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Bài Côn Sơn ca. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Bài thơ do ai sáng tác?

  • A. Nguyễn Du
  • B. Nguyễn Trãi
  • C. Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • D. Nguyễn Dữ

Câu 2: Tác giả sáng tác bài thơ trong hoàn cảnh nào?

  • A. Khi tác giả đi công tác ngang qua mảnh đất này.
  • B. Khi đi thăm thú, thưởng ngoạn cảnh đẹp đất nước.
  • C. Khi cáo quan về quê ở ẩn.
  • D. Khi về già, tác giả chọn mảnh đất để hưởng thụ tuổi già.

Câu 3: Dòng nào thể hiện đúng những đối tượng được kể trong Bài ca Côn Sơn?

  • A. Suối, đá, ghềnh, thông, rừng, trúc, cổ thụ.
  • B. Suối, đá, rêu, ghềnh, thông, rừng, trúc.
  • C. Suối, đá, rêu, ghềnh,thông, tùng, cúc.
  • D. Suối, thác, rêu, ghềnh, thông, rừng, trúc.

Câu 4: Bản dịch Bài ca Côn Sơn được viết theo thể thơ nào?

  • A. Thất ngôn
  • B. Ngũ ngôn
  • C. Song thất lục bát
  • D. Lục bát

Câu 5: Côn Sơn là vùng núi thuộc tỉnh nào?

  • A. Hà Nội
  • B. Hưng Yên
  • C. Vĩnh Phúc
  • D. Hải Dương

Câu 6: Hình ảnh nào không được nói tới trong đoạn trích Bài ca Côn Sơn?

  • A. Bóng trăng
  • B. Bóng trúc
  • C. Rừng thông
  • D. Suối chảy

Câu 7: Vẻ đẹp của cảnh trí Côn Sơn là vẻ đẹp gì?

  • A. Tươi tắn và đầy sức sống
  • B. Kì ảo và lộng lẫy
  • C. Yên ả và thanh bình
  • D. Hùng vĩ và náo nhiệt

Câu 8: Nội dung chính của Bài ca Côn Sơn là gì?

  • A. Kể ra những cảnh đẹp của Côn Sơn và lí do "ta" về ở.
  • B. Cảnh CÔn Sơn thật đẹp, nhưng người ở Côn SƠn thì buồn.
  • C. Sự giao hòa giữa con người thanh cao với thiên nhiên tươi đẹp.
  • D. Cảnh Côn Sơn hoang vu, tiêu điều, nhưng người ở Côn Sơn thì đang vui.

Câu 9: Nguyễn Trãi sống ở thời đại nào?

  • A. Nhà Lí
  • B. Nhà Trần
  • C. Nhà Nguyễn
  • D. Nhà Hậu Lê
Xem đáp án

=> Kiến thức Soạn văn bài: Bài Côn Sơn ca


  • 13 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021